Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kém

Việc trang bị cấu hình quá mạnh trong một không gian giới hạn đã gây ảnh hưởng xấu đến hiệu năng của MacBook Pro 2018.

Chỉ một tuần sau khi MacBook Pro 2018 được giới thiệu, những bài đánh giá đã chỉ ra một vấn đề lớn của chiếc máy tính này: hiệu năng bản dùng chip Core i9 không được như kì vọng.

Cần nhớ rằng MacBook Pro là chiếc MacBook đầu tiên được trang bị vi xử lý Intel Core đời 8, với 4 nhân xử lý trên phiên bản Core i5 và Core i7, còn phiên bản Core i9 cao cấp có tới 6 nhân. Tuy nhiên chính phiên bản sử dụng Core i9 mạnh mẽ nhất lại gây thất vọng về mặt hiệu năng.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémMacBook Pro bản Core i9 nóng đến nỗi phải… cho vào tủ lạnh mới hoạt động tốt

Ngay sau khi có được MacBook Pro 2018 trên tay, YouTuber Dave Lee đã thử nghiệm hiệu năng xuất hình trên Premiere Pro của bản i9, và bất ngờ nhận thấy tốc độ xuất hình của máy còn chậm hơn chiếc MacBook Pro 2017 sử dụng Core i7 với 4 nhân.

Đây là một dấu hiệu bất thường, cho thấy có thể hiệu năng đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Dave Lee sau đó thử cho máy vào… tủ lạnh để kiểm tra lại, và tốc độ xuất hình của chiếc MacBook Pro 2018 đã tăng đáng kể và vượt qua MacBook Pro 2017.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémSau khi cho máy vảo tủ lạnh, MacBook Pro 2018 mới thể hiện được hiệu năng tối đa, giúp rút ngắn thời gian xuất hình 

Trong một bài thử nghiệm khác, khi cho chiếc MacBook mới chạy hết công suất, xung nhịp của CPU Core i9-8950HK chỉ dừng ở mức 2,2 GHz, trong khi xung nhịp gốc tới 2,9 GHz. Đây là hiện tượng bóp xung (throttle), CPU phải giảm tốc độ để đảm bảo mức nhiệt và công suất giới hạn mà nhà sản xuất đã đặt ra từ trước.

Trang tin 9to5Mac sau đó cũng đã thử lại hiệu năng của MacBook Pro 2018, bằng cách dùng Xcode và tắt 2 nhân trên CPU Core i9. Công cụ theo dõi cho thấy xung nhịp và nhiệt độ CPU ổn định hơn hẳn so với khi dùng cả 6 nhân, và thời gian xuất hình cũng nhanh hơn.

Rõ ràng MacBook Pro 2018 phiên bản mạnh nhất đang gặp vấn đề về mặt tản nhiệt. Việc tích hợp CPU quá mạnh, hiệu năng cao trong một thân hình nhỏ như MacBook Pro khiến cho không gian tản nhiệt bị giới hạn đi rất nhiều. Khi máy tản nhiệt không đủ nhanh, CPU bắt buộc phải giảm tốc độ, đơn giản là không có cách nào khác.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémVấn đề quá nhiệt không dễ khắc phục, Apple có thể phải sửa từ phần cứng chứ không chỉ phần mềm.

Tệ hơn, đây không phải vấn đề dễ giải quyết, trừ khi Apple nghĩ ra được một phương pháp tản nhiệt tuyệt vời. Việc đưa ra các bản nâng cấp phần mềm khó có thể khắc phục được giới hạn về không gian phần cứng trên MacBook mới.

Người dùng có thể đang chờ đợi một chiếc MacBook Pro 15 inch mạnh nhất từ trước tới nay, nhưng có lẽ họ sẽ thất vọng. Nếu thực sự muốn mua MacBook Pro mới, bạn nên cân nhắc phiên bản dùng CPU Intel Core i7.

Theo Nhật Minh (Tri Thức Trực Tuyến)

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Các công ty Mỹ đều phủ nhận nhưng chuyên gia lại cho rằng việc cài chip siêu nhỏ vào máy chủ để gián điệp chẳng khó gì với hacker Trung Quốc.

Báo cáo của Bloomberg đã gây xôn xao giới công nghệ khi nói rằng Trung Quốc đã chèn chip độc hại vào bảng mạch máy tính của các thiết bị dùng trong quân đội Mỹ, Amazon, Apple cùng 30 công ty khác. Tuy nhiên, cả Amazon, Apple và Supermicro - nhà sản xuất bo mạch chủ bị cài chip gián điệp - đều phủ nhận thông tin trong bài báo trên. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có khả năng cài lén chip siêu nhỏ để thực hiện việc gián điệp Mỹ?

Mọi thiết bị điện tử đều có bảng mạch

Câu chuyện liên quan đến gián điệp, sản xuất công nghệ cao và bảo mật thông tin là ba lĩnh vực luôn ẩn chứa nhiều bí mật nhất trên toàn cầu. Nhưng theo Anna-Katrina Shedletsky, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, việc cài chip gián điệp lên bo mạch chủ mà không ai phát hiện ra trong nhiều năm là điều hoàn toàn khả thi.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc "Những thiết bị công nghệ này rất phức tạp", bà nói với Business Insider. "Báo cáo của Bloomberg mở đầu bằng một ảnh GIF và tôi nghĩ rằng đó là sự minh họa tuyệt vời". Bài báo sử dụng ảnh động mô tả cấu trúc của một bảng mạch với rất nhiều thành phần khác nhau và chip gián điệp xuất hiện nhỏ như một dấu chấm trên đó.

"Hãy nhìn xem để biết chip ấy nhỏ bé đến thế nào. Những người kiểm tra không có cách nào phát hiện ra nó và ngay cả kỹ sư quen thuộc với thiết kế cũng khó lòng nhận ra sự bất thường này", Shedletsky nói. Người phụ nữ này đã có sáu năm làm kỹ sư thiết kế cho Apple, trước khi đồng sáng lập Instrumental, một công ty dùng machine learning để phát hiện khiếm khuyết trong quá trình sản xuất.

Bloomberg cáo buộc gián điệp đã thêm chip nhỏ như hạt gạo vào bảng mạch và hiện nay tất cả thiết bị điện tử đều có bảng mạch. "Dựa trên phương pháp mà các bộ phận này được thiết kế cũng như sản xuất, tôi nghĩ rằng không khó để thêm vào chúng những linh kiện không tồn tại trong thiết kế ban đầu", Shedletsky cho biết. "Chỉ cần thay đổi file thiết kế tham chiếu của bảng mạch và bấm nút lưu".

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

"Mỗi thành phần trên bảng mạch đều được mã hóa trên sơ đồ", Saket Vora, một kỹ sư phần cứng từng làm việc cho Apple cùng nhiều công ty khác, cho biết. "Hãy hình dung rằng sơ đồ mạch như bản thiết kế của một ngôi nhà. Đối với kỹ sư điện, việc khám phá một thành phần có trên bảng mạch mà không có trên sơ đồ giống như việc kiến trúc sư bước vào ngôi nhà đã xây dựng từ đầu và phát hiện nó có thêm cửa sổ".

Trong quá trình sản xuất bảng mạch sẽ có nhiều khâu kiểm tra trước khi đóng gói và vận chuyển, tuy nhiên, quá trình này không được xây dựng để phát hiện những bất thường được thêm vào. Chúng chỉ quan tâm đến các vấn đề phổ biến như các mối hàn có đạt chất lượng hay không. Và dĩ nhiên, nếu tài liệu thiết kế đã bị thay đổi, những bài kiểm tra này cũng không thể phát hiện được.

Một vấn đề phát sinh khác là sự giả mạo. Đôi khi các đơn vị lắp ráp có thể thay thế một chip trên bảng mạch bằng một chip khác có giá rẻ hơn và công ty đặt hàng gia công có thể không phát hiện ra. Một người bạn của tôi đã chế tạo ra một sản phẩm và pin của nó đã bốc cháy", cô kể. "Nguyên nhân gốc rễ là chip năng lượng dùng loại rẻ và không có trong thiết kế. Nó trông như chip ban đầu, các tính năng tương tự, nhưng mạch đơn giản hơn để giảm giá thành".

"Dù cho báo cáo có đúng hay không, nếu bạn là khách hàng của Supermicro trong bốn năm qua, bạn có thể phải suy nghĩ về vấn đề bảo mật", Shedletsky nói. "Liệu rằng tất cả bo mạch của công ty này đều có vấn đề?".

Tại sao Trung Quốc có thể làm được

Quá trình xây dựng bo mạch chủ rất phức tạp, trải qua công đoạn thiết kế, thử nghiệm sau đó mới tới bước gia công. Khi sản xuất, các hãng bảo mật bằng nhiều biện pháp, như sử dụng hai nhà cung cấp riêng cho việc làm mạch và hàn mạch, các đơn vị gia công bo mạch chỉ có được file bản in của bo mạch. Bước này có rất ít thông tin về thiết kế tổng thể của bo mạch nên việc gắn chip lên không thể thực hiện một cách dễ dàng.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Để thực hiện việc này, theo các chuyên gia của Security Box, một công ty bảo mật tại Việt Nam, có hai khả năng. Đầu tiên là các dây chuyền gia công tại Trung Quốc được tiếp cận với bản thiết kế bo mạch hoặc thiết kế của các bo mạch đã được chỉnh sửa trước khi gia công. Trường hợp khác, tin tặc Trung Quốc đã dịch ngược bản in bo mạch sau đó tiến hành chỉnh sửa và bổ sung thiết kế mới gắn với microchip. Việc này rất khó nhưng trên lý thuyết vẫn có thể thực hiện được trong phạm vi can thiệp và tác động trên bo mạch không quá lớn.

Từ 2013 đã có những báo cáo nói một số mẫu ấm đun nước, bàn là Trung Quốc bị phát hiện có vi mạch gián điệp. Nó có kết nối Wi-Fi, khả năng truy cập lên đến 200 mét và có thể phát tán mã độc, gửi dữ liệu đến máy chủ nước ngoài. Đây được coi là hình thức gián điệp với các công cụ cơ bản, trong khi dùng microchip phức tạp hơn, khó phát hiện và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

Một cơ sở khác để Trung Quốc có thể thực hiện cài cắm chip gián điệp là quốc gia này trở thành công xưởng của toàn thế giới. Hiện nay, các thiết bị điện tử có thể thiết kế ở Mỹ, châu Âu... nhưng rất nhiều trong số đó lại gia công tại Trung Quốc. Sự thâm nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng và sản xuất công nghệ trên toàn cầu tạo cơ hội để cài cắm chip gián điệp.

Đưa bảo mật lên một thách thức mới

Trong nhiều năm qua, nhiều chuyên gia an ninh đã cảnh báo về nguy cơ trong chuỗi cung ứng phần cứng, đặc biệt khi Trung Quốc đang có sự độc quyền về linh kiện và cả sản xuất. Tuy nhiên, chưa từng có một cuộc tấn công đáng chú ý và trên diện rộng nào như sự việc được phát hiện mới đây. Chia sẻ với Verge, một nguồn tin cho biết không có cách nào ngăn chặn được một cuộc tấn công phần cứng như thế này, trừ khi ngành công nghiệp công nghệ cao thay đổi cách thức sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Katie Moussouris, người sáng lập và giám đốc điều hành của Luta Security, cũng cho biết kẻ tấn công có thể sử dụng loại cấy ghép phần cứng độc hại này để vượt qua tất cả các biện pháp bảo vệ bằng phần mềm. Điều này giống như kịch bản về ngày tận thế dành cho các phương pháp phòng vệ hiện tại. "Nếu đặt một thứ gì đó vào phần cứng, nó không chỉ khó phát hiện mà còn là thứ có thể bỏ qua ngay cả những biện pháp bảo mật phần mềm tinh vi ", Moussouris nói.

Jake Williams, người sáng lập công ty an ninh mạng Rendition Infosec, nói rằng cần có một cách tiếp cận hoàn toàn mới về vấn đề bảo mật. Trong đó bao gồm việc thay thế cách kiểm tra mã hóa bằng những biện pháp can thiệp vật lý ở cấp độ phần cứng. "Có một vấn đề cơ bản lớn hơn", Williams nói. "Đó là những thứ này rất khó phát hiện và chúng ta không có công cụ để làm điều đó".

Trong báo cáo của Bloomberg, chip gián điệp được đưa vào bo mạch chủ thông qua một khâu sản xuất, khi đối tác bị quá tải phải thuê thêm các bên thứ ba. Ngoài kẽ hở này, giới chuyên gia cũng thừa nhận rủi ro trong chuỗi cung ứng và các công ty đã thỏa hiệp giữa sự bảo mật với một giá thành sản xuất rẻ.

Theo VnExpress.net

Dữ liệu iCloud ở Trung Quốc do công ty nhà nước quản lý

Đối tác quản lý dữ liệu iCloud của Apple hiện tại đã đạt được thỏa thuận chuyển giao dữ liệu cho một công ty thuộc nhà nước Trung Quốc.

Dữ liệu iCloud ở Trung Quốc do công ty nhà nước quản lýNgười dùng Trung Quốc lo ngại dữ liệu iCloud của họ có thể bị chính phủ khai thác

Theo The Verge, 6 tháng trước đây, Apple đã gây tranh cãi bằng cách thông báo sẽ chuyển tài khoản iCloud của người dùng và các khóa mã hóa của họ từ máy chủ Mỹ sang Trung Quốc. Đối tác đầu tiên mà Apple sử dụng cho mục đích này là công ty Guizhou-Cloud Big Data (GCBD).

Và hiện tại, các dữ liệu iCloud của người dùng gồm email, tin nhắn văn bản và hình ảnh… đang được quản lý bởi công ty khai thác di động China Telecom thuộc sở hữu của chính phủ. China Telecom đã đạt được thỏa thuận chuyển giao dữ liệu với GCBD gần đây.

Động thái này dấy lên những mối lo ngại về quyền riêng tư khi các dữ liệu của người dùng bị quản lý bởi một tổ chức của chính phủ. Tuy nhiên, Apple đã nhiều lần khẳng định mức độ an toàn của các khóa bảo mật và cho thấy rằng hãng luôn chiến đấu để bảo vệ dữ liệu của người dùng dù có sự xung đột với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cơ quan khác.

Apple đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây để bán sản phẩm và các dịch vụ ở nước này. Động thái đặt máy chủ của Apple ở Trung Quốc đơn giản vì hãng không có sự lựa chọn, buộc phải thực hiện nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ iCloud cho khách hàng Trung Quốc.

Theo Hiếu Trung (Thanh Niên Online)

Instagram dùng AI để kiểm duyệt ảnh tải lên

Công cụ mới của Instagram dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ kiểm duyệt tự động các hình ảnh có nội dung bạo lực.

"Phần lớn hình ảnh chia sẻ trên Instagram là tích cực và mang lại niềm vui, nhưng vẫn có số ít trong đó không tốt hoặc không mong muốn. Chúng tôi đang sử dụng công nghệ máy học để chủ động phát hiện những hành động bạo lực trong ảnh hoặc chú thích được đăng tải", Adam Mosseri, người vừa được bổ nhiệm phụ trách Instagram, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Instagram dùng AI để kiểm duyệt ảnh tải lênHệ thống AI mới có thể giảm vấn đề bạo lực trên Instagram.

Theo Fiona Brown, người đứng đầu bộ phận truyền thông tại Instagram, việc phát hiện yếu tố bạo lực trong hình ảnh khó hơn rất nhiều so với các nội dung bằng chữ. Tuy nhiên, với hệ thống mới, một hình ảnh hoặc chú thích sau khi tải lên sẽ được AI so sánh, xếp hạng và phân tích, sau đó tham chiếu đến cơ sở dữ liệu có sẵn trước khi đánh giá nó là tích cực hay tiêu cực. Đồng thời, hệ thống cũng phát hiện dựa trên các bình luận của bạn bè của chủ tài khoản.

Bên cạnh hệ thống trên, Instagram còn được bổ sung các công cụ chống bạo lực khác, gồm bộ lọc nhận xét mới khi phát video trực tiếp và các hiệu ứng camera.

Việc vận dụng AI cho Instagram là nỗ lực mới nhất của Facebook trong việc ngăn chặn bạo lực và quấy rối trên các nền tảng mà họ điều hành. Trong tháng này, mạng xã hội đã giới thiệu công cụ chống bạo lực riêng, trong đó cho phép người dùng tùy chọn xóa hoặc ẩn hàng loạt các bình luận trêu chọc, công kích hoặc gây tổn thương tinh thần khỏi nguồn cấp dữ liệu. Bên cạnh đó, nếu tần suất các bình luận tăng, hệ thống sẽ thay nạn nhân tự động báo cáo (report) lên Facebook.

Trước đó, Facebook cũng thuê hơn 7.500 nhân viên phục vụ cho kiểm duyệt các nội dung trên hai nền tảng chính Facebook và Instagram. Mạng xã hội này cũng đưa vào nhiều công nghệ mới nhằm phát hiện những ngôn từ kích động hoặc mang tính chất thù địch và loại bỏ chúng.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Google dọa không miễn phí Android sau án phạt 5 tỉ USD

Sau khi phán quyết từ EU về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, CEO Google đã nêu ý kiến có thể khiến cộng đồng Android lo ngại.

Phía EU vừa phạt Google khoản tiền lên đến 5 tỉ USD vì hành vi chống cạnh tranh, một khoản tiền chưa từng có cho đến nay liên quan đến hệ điều hành Android.

Ngay lập tức, CEO Google Sundar Pichai đã xuất bản một bản ghi nhớ cho biết tại sao Google yêu cầu các nhà sản xuất smartphone đặt Chrome và Search làm dịch vụ mặc định nếu họ muốn truy cập Google Play Store.

Google dọa không miễn phí Android sau án phạt 5 tỉ USDGoogle đã áp đặt nhiều quy định dành cho các nhà sản xuất điện thoại Android.

Trong thông điệp, ông Pichai giải thích về tính miễn phí mà Android đã duy trì suốt những năm qua rằng: “Nếu điện thoại các nhà sản xuất và nhà mạng không bao gồm các ứng dụng của chúng tôi trên phạm vi rộng, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái Android. Chúng tôi lo ngại rằng quyết định ngày hôm nay sẽ làm đảo lộn sự cân bằng mà chúng tôi đã gặp phải với Android, và nó tạo tín hiệu đáng lo ngại cho các hệ thống độc quyền trên nền tảng mở”.

Gợi ý của ông Pichai về cơ bản có nghĩa Google có thể bắt đầu tính phí cấp phép Android cho các công ty. Như là một phần trong phán quyết của châu Âu, Google phải ngừng ép buộc cài đặt trình duyệt và dịch vụ tìm kiếm của họ đối với các nhà sản xuất, cũng như ngừng mọi nỗ lực chặn khả năng phân nhánh của Android.

Vẫn còn rất sớm để xem gã khổng lồ tìm kiếm internet sẽ phản ứng ra sao nhưng nhiều nhà quan sát đã nhanh chóng chỉ ra rằng bản ghi nhớ của Sundar Pichai chứa những gì có thể được coi là cảnh báo về sự cởi mở của Android.

Google dọa không miễn phí Android sau án phạt 5 tỉ USDTính miễn phí của Android có thể bị ảnh hưởng sau phán quyết từ EU.

Một số nhà sản xuất điện thoại như Samsung đã phát triển trình duyệt web của riêng họ, nhưng vẫn buộc phải đóng gói Google Chrome trên các sản phẩm của họ. Nếu phán quyết của EU có hiệu lực, các công ty này sẽ có thể tự do cung cấp các trình duyệt của mình như là tùy chọn mặc định và cũng thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định. Điều này có thể ảnh hưởng lớn tới doanh thu quảng cáo trên thiết bị di động của Google, vốn chiếm hơn 50% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số thuần của công ty.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng trình tìm kiếm của Chrome và Google đã rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi, ngay cả khi quyết định đó có hiệu lực thì phần lớn trong số hàng tỉ người đang sử dụng chúng hàng ngày sẽ tiếp tục lựa chọn cài đặt nó trong tương lai.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

So sánh Bphone 3 với smartphone tầm trung nổi bật ở Việt Nam

Sản phẩm mới của Bkav được định giá ngang tầm với những model ăn khách trên thị trường, như Oppo F9, Huawei Nova 3i và Galaxy A7 mới của Samsung.

So sánh Bphone 3 với smartphone tầm trung nổi bật ở Việt Nam

Theo Tuấn Anh - Tiến Thành (VnExpress.net)

Google kiếm tiền từ Android thế nào

Google cho biết họ phát hành Android miễn phí, nhờ đó smartphone mới có mức giá rẻ như hiện nay.

Tuần này, Ủy ban châu Âu ra mức án phạt kỷ lục 5 tỷ USD đối với Google. Lý do họ đưa ra là Google đã ép các nhà sản xuất thiết di động cài mặc định những ứng dụng như Google Play, Search, YouTube... trên hệ điều hành Android, vi phạm luật chống độc quyền của EU bởi làm giảm cơ hội thu hút người dùng của các nhà phát triển ứng dụng tương tự bên thứ ba.

Trong khi đó, Google cho rằng các nhà sản xuất điện thoại đang sử dụng hệ điều hành Android miễn phí nên tiết kiệm được đáng kể chi phí phần mềm, nhờ đó giá bán điện thoại rẻ hơn, có lợi cho người tiêu dùng. Hiện Android có mặt trên hơn 24.000 dòng thiết bị của hơn 1.300 nhãn hàng với đủ mọi mức giá. Về mặt lý thuyết, người dùng có hàng nghìn lựa chọn khi sắm thiết bị Android.

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai còn nói, họ đã đầu tư hàng tỷ USD trong thập kỷ qua để tạo ra một nền tảng Android như hôm nay. Quyết định của EU đẩy họ vào tình thế có thể phải thu phí các nhà sản xuất điện thoại Android, khiến chi phí sản xuất điện thoại tăng lên, dẫn tới giá bán ra thị trường tăng theo.

Google kiếm tiền từ Android thế nàoẢnh: EnGadget.

Vậy nếu Google không thu phí Android, họ kiếm tiền từ hệ điều hành này bằng cách nào?

Một vụ kiện giữa Google và Oracle từ năm 2016 đã tiết lộ hãng dịch vụ Internet Mỹ đã đạt được doanh thu 31 tỷ USD và lợi nhuận 22 tỷ USD từ Android tính từ năm 2008. Doanh thu này chủ yếu đến từ quảng cáo di động thông qua hàng loạt ứng dụng như công cụ tìm kiếm Search, trình duyệt Chrome, bản đồ trực tuyến Google Maps, dịch vụ video YouTube, thư điện tử Gmail...

"Bởi vì Google cung cấp Android miễn phí, họ phải kiếm tiền từ một nơi khác. Một trong số đó chính là lưu lượng truy cập từ Google Search", Pinar Akman, Giáo sư luật của Đại học Leeds, cho biết trên Business Insider.

Tất nhiên, đây là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, nhưng với là hãng nắm trong tay hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, Google biết cách để gây sức ép lên các nhà sản xuất.

Theo EU, việc cài sẵn ứng dụng vô tình hình thành thói quen cho người dùng. 95% lượng tìm kiếm từ các thiết bị Android được thực hiện qua Google Search. Tương tự, 75% lượng tìm kiếm trên các thiết bị di động của Microsoft được thực hiện qua công cụ mặc định Bing. Rõ ràng, việc cài mặc định khiến người dùng ít có động lực tìm hiểu, so sánh và tải ứng dụng tương tự từ bên thứ ba hơn.

Bên cạnh đó, nhờ các luật sư của Oracle, giới công nghệ cũng biết Google phải chi tới một tỷ USD cho Apple để Google thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad vào năm 2014. Có nghĩa, Google đã tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ khi yêu cầu các nhà sản xuất Android cài trước Google Search. Ngoài ra, có tới hơn 2 tỷ thiết bị chạy Android đang hoạt động trên toàn cầu, tức nguồn doanh thu từ quảng cáo hiển thị trên các thiết bị Android thông qua các ứng dụng cũng lớn hơn nhiều so với doanh thu Google kiếm được từ iOS.

Một nguồn thu khác của Google từ Android là từ ứng dụng bên thứ ba. Google Play có hơn 1,5 triệu ứng dụng, phần lớn trong số đó là ứng dụng trả tiền, hoặc cho tải miễn phí nhưng sẽ thu tiền khi người dùng mua đồ. Google "bỏ túi" 30% doanh thu trên mỗi giao dịch.

Với yêu cầu của Ủy ban châu Âu, Google phải ngừng thực hiện các hành vi như cài, chạy mặc định các ứng dụng trên hệ điều hành Android trong vòng 90 ngày, nếu không sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt lớn hơn. Khi không còn ứng dụng cài mặc định của Google, người dùng sẽ chủ động lựa chọn hơn, chẳng hạn cài trình duyệt Opera, Firefox...  thay cho Chrome. Và khi đó, lượng người dùng Chrome có thể sẽ phần nào giảm đi.

Google cho biết họ có thể tính đến chuyện thu phí Android - điều hoàn toàn khả thi bởi trên thị trường hiện nay gần như là cuộc đua song mã giữa Apple iOS và Google Android. Các nhà sản xuất thực sự không có nhiều lựa chọn. Nhiều dự án xây dựng hệ điều hành riêng, như Tizen của Samsung, đều thất bại.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các nhà sản xuất có thể hoàn toàn bỏ qua Google Search, Chrome... và quay sang ủng hộ các sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh hoặc do chính họ phát triển. Khi đó, Google cũng sẽ buộc phải trả tiền cho nhà sản xuất để ứng dụng của họ được cài mặc định, tương tự những gì họ phải thực hiện với Apple. 

Bên cạnh đó, theo Bloomberg, trong hai năm qua, một nhóm khoảng 100 kỹ sư Google đã âm thầm xây dựng một "hệ điều hành kế cận Android". Android đang là nền tảng phổ biến nhất thế giới, nhưng Google vẫn phải tìm kiếm và xây dựng một giải pháp khác để nhanh chóng thay đổi trước các nhu cầu mới và sự phát triển của công nghệ.

Hệ điều hành này có tên mã Fuchsia, dự kiến tích hợp trong loa thông minh và các thiết bị kết nối trong gia đình khác khoảng ba năm tới, và trên các thiết bị lớn hơn như laptop trong 5 năm nữa. Công nghệ trung tâm của hệ điều hành này là khả năng điều khiển bằng giọng nói.

Theo Châu An (VnExpress.net)

Bphone 3 giá 6,99 triệu, camera AI có trước Apple

BKAV đã công bố mẫu Bphone mới nhất của hãng với camera AI độc nhất vô nhị và giá "chỉ" 6,99 triệu đồng.

Bphone 3 giá 6,99 triệu, camera AI có trước AppleBộ đôi Bphone mới - Ảnh: Internet

Trong sự kiện vừa diễn ra ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, BKAV đã chính thức trình làng bộ đôi Bphone mới. Khác với năm ngoái khi hãng này ra smartphone có tên Bphone 2017, năm nay BKAV quyết định đặt tên cho sản phẩm của mình là Bphone 3 và Bphone 3 Pro.

Hai mẫu Bphone mới đều có camera sau 12MP, khẩu độ f/1.8, kích thước cảm biến 1/2.8inch, kích thước điểm ảnh 1.28µm. Các thông số khác của camera bao gồm đèn LED hai tông màu, lấy nét theo pha (PDAF) Dual Pixel...

Theo ông Lê Thanh Nam, Phó chủ tịch phục trách mảng Camera của BKAV, thì công nghệ lấy nét theo pha Dual Pixel là công nghệ tiêu chuẩn mà mọi smartphone cao cấp cần phải có. Với PDAF Dual Pixel, người dùng Bphone 3 chỉ cần giơ máy lên và chụp là có một bức ảnh đẹp.

Ông Nam còn cho biết thêm rằng Bphone 3 thuộc nhóm smartphone có cấu hình phần cứng camera tốt nhất hiện nay trên thị trường. Camera Bphone 3 có cấu hình phần cứng được cho là ngang với camera chính của iPhone X.

Chưa hết, BKAV khẳng định Bphone 3 cũng được tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) nhằm nâng cao trải nghiệm chụp ảnh của người dùng. Ông Nam cũng tự hào khoe rằng BKAV là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới đưa AI vào camera trên Bphone trước cả khi Apple đưa AI vào iPhone thế hệ mới của họ.

Bphone 3 và Bphone 3 Pro sẽ lên kệ từ ngày 19.10 tới với mức giá tương ứng là 6,99 triệu và 9,99 triệu đồng.

Theo Thiên Hà (Một Thế Giới)

Giá Galaxy S9, S9+ xuống thấp ở Việt Nam

Giá thực tế 2 điện thoại ra mắt đầu năm của Samsung là 13 đến 15 triệu đồng, thấp 7 đến 8 triệu đồng so với niêm yết của hãng.

Trên kệ hàng chính hãng, Galaxy S9 và S9+ vẫn đang được niêm yết 20 và 23,5 triệu đồng cho bản 64GB; 24,5 triệu đồng cho S9+ bản 128GB. Tuy nhiên, ở thị trường xách tay, giá bán của bộ đôi này thấp hơn thế rất nhiều. 

Giá Galaxy S9, S9+ xuống thấp ở Việt NamGalaxy S9 và S9+ vừa ra mắt tháng 3 và đang là smartphone cao cấp nhất của Samsung. 

Tại một cửa hàng ở quận 1 (TP HCM), Galaxy S9 đang được chào bán với giá 13 triệu đồng cho loại hàng xách tay Mỹ và 14 triệu đồng cho sản phẩm nhập từ Hàn Quốc. Mức giá này chênh lệch 6 đến 7 triệu đồng so với niêm yết chính hãng. 

Với Galaxy S9+, chênh lệch giữa giá hàng xách tay và niêm yết chính hãng còn cao hơn. Tại nhiều cửa hàng ở Hà Nội và TP HCM, hàng xách tay chỉ từ 14 đến 16 triệu đồng, thậm chí, có cửa hàng còn bán phiên bản 256GB dưới 17 triệu đồng. Trong khi model cao cấp nhất trên kệ hàng chính hãng, bản 128GB, có giá niêm yết 24,5 triệu đồng. 

Theo các cửa hàng, giá Galaxy S9 và S9+ xách tay năm nay xuống rất nhanh nếu so với Galaxy Note8 hay S8, S8+ năm ngoái. Sau hơn 3 tháng, giá máy đã giảm khoảng 6 đến 7 triệu đồng so với khi mới về. Trong khi với Note8, phải nửa năm sau giá máy xách tay mới có mức giảm như vậy. 

Giá Galaxy S9, S9+ xuống thấp ở Việt NamGiá Galaxy S9 chính hãng đang được hạ thấp nhiều so với niêm yết nhưng mỗi nơi một mức.

Trên kệ hàng chính hãng, dù không có thông báo điều chỉnh chính thức từ Samsung, các hệ thống siêu thị di động lớn, nhỏ đã chủ động niêm yết lại giá cho bộ đôi smartphone này, khiến giá khác biệt ở mỗi nơi.  

Ví dụ, tại một hệ thống siêu thị lớn trên phố Thái Hà (Hà Nội), Galaxy S9 và S9+ cả ba mức dung lượng đều đang được bán ra thấp hơn niêm yết chính hãng 2 triệu đồng. Nếu thanh toán online, từng model sẽ được giảm thêm 500.000 hoặc 1 triệu đồng. 

Trong khi đó, một cửa hàng ở phố Huế (Hà Nội) lại bán Galaxy S9 chỉ 15,7 triệu đồng, thấp hơn giá của hãng 4,3 triệu đồng và Galaxy S9+ (64GB) là 19 triệu đồng, thấp hơn giá hãng tới 4,7 triệu đồng.

Một phần lý do giá bộ đôi Galaxy S9 giảm mạnh thời gian gần đây là áp lực thị trường - thời điểm diễn ra World Cup, các mặt hàng smartphone đều bán chậm. Ngoài ra, tháng sau, Samsung sẽ ra Galaxy Note9, được cho là mạnh hơn các phiên bản cũ, khiến các chủ hàng cũng muốn đẩy nhanh các model cũ để chuẩn bị cho đợt hàng mới. 

Thị trường smartphone cao cấp ở Việt Nam một tháng gần đây cũng chứng kiến làn sóng giảm giá của nhiều sản phẩm. Không chỉ các model của Samsung, hàng loạt iPhone chính hãng cũng giảm mạnh vài triệu đồng so với niêm yết, đặc biệt là những model đời mới, đắt tiền như iPhone X hay iPhone 8 Plus. 

Theo Tuấn Anh (VnExpress.net)

Bphone 3 là smartphone không virus và không thể bị đánh cắp

Bên cạnh những thay đổi lớn về thiết kế, Bphone 3 còn được trang bị công nghệ chống trộm hiện đại và bảo mật cao nhất hiện nay.

Trong buổi ra mắt chiếc Bphone 3 mới đây, ông Lê Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch của Bkav đã chia sẻ về khả năng bảo mật của Bphone thế hẹ mới. Với Bphone 3, kể cả khi máy bị đưa về tình trạng factory reset, nhưng chỉ cần máy được bật là chủ máy hoàn toàn có thể tìm được máy.

Bphone 3 là smartphone không virus và không thể bị đánh cắpKể cả khi máy bị đưa về tình trạng factory reset, nhưng chỉ cần máy được bật là chủ máy hoàn toàn có thể tìm được máy. (Ảnh: ICTNews)

Bạn có thể định vị được chiếc smartphone, thậm chí ra lệnh cho camera trước và camera sau chụp ảnh để xác định nhận diện của kẻ trộm. Bạn cũng có thể ra lệnh khóa toàn bộ chiếc Bphone 3 từ xa.

Trên màn hình khóa lúc này sẽ hiển thị thông báo cho kẻ trộm, hoặc ai đó nhặt được chiếc điện thoại của bạn. Để biết thông tin và trao trả lại.

Bphone 3 là smartphone không virus và không thể bị đánh cắpPhần mềm BKAV Mobile Security được tích hợp trong máy giúp diệt virus, malware,… (Ảnh: ICTNews)

Bên cạnh đó, Bphone 3 còn được tích hợp BKAV Mobile Security, phần mềm chống virus, malware bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để diệt virus. Ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định rằng: “Bphone 3 là chiếc điện thoại không virus và không tin nhắn rác”.

Theo Duy Huỳnh (Saostar.vn)

Google hiện hình ảnh ông Trump khi tìm từ khóa `idiot`

Trước đó vào năm 2009, người dùng cũng được trả về hình ảnh một con khỉ đeo bông tay, hàm ý phân biệt chủng tộc khi tìm từ khóa "Michelle Obama" - cựu phu nhân Tổng thống Mỹ.

Một số nhà hoạt động chính trị đã dùng những thủ thuật để đánh lừa thuật toán của Google, khi người dùng tìm từ khóa "idiot" (gã ngốc), hầu hết kết quả hàng đầu đều cho ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhóm hoạt động cũng tạo ra nhiều bài viết liên kết Tổng thống Trump với từ khóa này. Hành động tương tự cũng xảy ra với những người chia sẻ hoặc "upvote" bài viết.

Google hiện hình ảnh ông Trump khi tìm từ khóa idiotHầu hết kết quả hàng đầu khi được trả đều cho ra hình ảnh Tổng thống Trump. Ảnh Businessinsider.

Theo trang Business Insider, 8 trong số 10 bức ảnh họ chụp được thể hiện rõ mặt của Tổng thống. Ở hai bức còn lại, có một tấm là Ash Sarkar, nhà hoạt động đã gọi nhà báo Anh Piers Morgan là "gã ngốc" cũng trong cuộc đối thoại về ông Trump.

Trong thời gian diễn ra chuyến thăm Anh quốc của Tổng thống Mỹ hồi tuần trước, nhiều tờ báo nước này đã gọi ông là "American Idiot" trong các tiêu đề, vô tình làm tăng liên kết giữa hình ảnh Tổng thống Mỹ và từ khóa này. 

Từ đây, một chiến dịch nhằm bôi nhọ ông Trump đã bị các nhà hoạt động chính trị kéo dài ra đến nay, tạo nên một hiện tượng gọi là "Google bombing", tờ The Guardian cho biết.

Trong khi Google bị lừa để bôi nhọ ông Trump, tổng thống Mỹ vẫn lên Twitter bày tỏ sự phản đối với quyết định phạt Google 5 tỷ USD. Ông Trump gọi đó là hành động "chơi trên đầu" nước Mỹ của EU và tuyên bố việc này không thể kéo dài.

Theo Đại Việt (Tri Thức Trực Tuyến)

Chip `đầu bút chì` có trong một hãng viễn thông Mỹ!

Một chuyên gia bảo mật làm việc cho công ty viễn thông xác nhận việc tồn tại con chip “đầu bút chì” nằm trong máy chủ của Super Micro cung cấp cho hãng này.

Yossi Appleboum - chuyên gia bảo mật làm công việc đánh giá an toàn thông tin cho các công ty viễn thông đã tiết lộ việc phát hiện “những luồng dữ liệu mờ ám” đến từ các máy chủ của Supermicro nằm trong một công ty viễn thông lớn của Hoa Kỳ. Việc này dẫn đến việc chấm dứt sử dụng tất cả các máy chủ của hãng Supermicro vào tháng 8 vừa qua - hai tháng trước khi sự việc được Bloomberg đưa lên mặt báo.

Chip đầu bút chì có trong một hãng viễn thông Mỹ!

Chuyên gia bảo mật Yossi Appleboum đã cung cấp nhiều tài liệu, các bản phân tích và các bằng chứng khác về sự việc này. Appleboum trước đây làm việc trong các đơn vị công nghệ thuộc Quân đội Israel và hiện nay đang là giám đốc điều hành một công ty bảo mật tại Gaithersburg - Maryland của Mỹ. Công ty ông chuyên thực hiện các đánh giá về bảo mật phần cứng và thường được thuê để quét các trung tâm dữ liệu lớn tại các hãng viễn thông Hoa Kỳ.

Appleboum đã không nêu chính xác tên hãng viễn thông bị ảnh hưởng do thỏa thuận bảo mật. Tuy nhiên ông cho biết đã có những luồng dữ liệu rất bất thường đến từ các máy chủ Supermicro. Sau đó ông tiến hành “mổ xẻ” máy chủ và phát hiện một bộ phận cấy ghép được “đính” vào đầu nối Ethernet của máy chủ. Đây chính là cổng để kết nối với hệ thống mạng nội bộ.

Điều đáng nói hơn, Appleboum cho biết ông từng nhìn thấy nhiều “đầu bút chì” tương tự đến từ nhiều nhà cung cấp máy chủ khác nhau chứ không riêng gì Supermicro. “Supermicro có lẽ là một nạn nhân trong số nhiều nạn nhân khác” - ông nói.

Thông qua quá trình kiểm tra, Appleboum xác định rằng máy chủ của hãng viễn thông đã bị sửa đổi tại nhà máy nơi nó được sản xuất. Thông qua các đầu mối quan hệ, Appleboum phát hiện có vẻ thiết bị đã được gia công tại một nhà máy thầu phụ Supermicro tại Quảng Châu, một thành phố cảng ở đông nam Trung Quốc và được đặt tên là “Thung lũng Silicon về phần cứng”.

Trả lời về vấn đề này, phát ngôn viên của hãng viễn thông AT & T Inc., Fletcher Cook, nói: “Các thiết bị này không thuộc mạng lưới của chúng tôi và chúng tôi không bị ảnh hưởng.” Người phát ngôn của Verizon Communications Inc. cũng nói “chúng tôi không bị ảnh hưởng”.

Với nhà mạng Sprint, Lisa Belot - một phát ngôn viên của hãng này cho biết: "Sprint không có sử dụng thiết bị Supermicrotrong trong hệ thống mạng của chúng tôi". Trong khi đó, hãng viễn thông T-Mobile US Inc. không có phản hồi trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg.

  Mạng viễn thông của Hoa Kỳ là một trong những mục tiêu quan trọng của các cơ quan tình báo nước ngoài, bởi vì dữ liệu từ hàng triệu điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác đi qua hệ thống của họ. Phần cứng cấy ghép như đề cập ở trên là một công cụ quan trọng được sử dụng để tạo ra những “cổng hậu” giúp truy xuất từ xa vào các mạng này, từ đó có thể thực hiện giám sát và “săn tìm” tài sản trí tuệ của công ty hoặc bí mật của chính phủ.

Chip đầu bút chì có trong một hãng viễn thông Mỹ!

Chia sẻ thêm về kỹ thuật, Appleboum cho biết một dấu hiệu quan trọng của bộ cấy ghép “đầu bút chì” này là bộ nối Ethernet có mặt kim loại thay vì các mặt nhựa thông thường. Kim loại là chất liệu cần thiết để khuếch tán nhiệt từ chip ẩn bên trong, giúp chip này hoạt động như một máy tính mini.

Mục tiêu của cấy ghép phần cứng là thiết lập những chiếc máy tính mini bí mật trong hệ thống mạng các công ty lớn, có thể truy xuất dữ liệu mà dễ dàng qua mặt được các bộ lọc, tường lửa do bản thân máy chủ có thiết bị bị cấy ghép được các bộ lọc này đánh giá là tin cậy.

Mối đe dọa từ cấy ghép phần cứng “là rất thực tế”, Sean Kanuck, người từng làm trong Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia của Mỹ cho biết. “Phần cứng cấy ghép có thể cung cấp cho kẻ tấn công sức mạnh mà các cuộc tấn công phần mềm không thể mang đến được. Đây là vấn đề đã bị các hãng sản xuất thiết bị cũng như nhiều công ty lớn không thực sự quan tâm thời gian qua.” - ông cho biết thêm.

Sau báo cáo của Bloomberg về cuộc tấn công vào các sản phẩm Supermicro, các chuyên gia bảo mật, các bộ phận an ninh trên khắp thế giới từ các ngân hàng lớn và các nhà cung cấp điện toán đám mây, các phòng thí nghiệm nghiên cứu nhỏ và khởi nghiệp đều đang phân tích máy chủ của họ và phần cứng khác để tìm kiếm sự hiện diện các con chip này. Tuy nhiên cho dù phát hiện thì cũng sẽ khó được công khai do vấn đề uy tín.

Các chuyên gia an ninh quốc gia cho biết một vấn đề quan trọng là, trong một ngành công nghiệp an ninh mạng đạt gần 100 tỷ đô la doanh thu hàng năm, rất ít trong số đó đã được chi cho việc kiểm tra phần cứng. Điều đó cho phép các cơ quan tình báo trên toàn thế giới có thể tận dụng “lỗ hổng” này. Báo cáo của Bloomberg gần như là đòn cảnh tỉnh để các quốc gia cũng như doanh nghiệp lớn cần chú ý đến vấn đề phần cứng hơn nữa bên cạnh việc đầu tư cho phần mềm bảo mật.

Supermicro, có trụ sở tại San Jose, California, cho đến nay vẫn hoàn toàn phủ nhận những thông tin của Bloomberg. Trong khi đó, phía Trung Quốc đã không trực tiếp giải đáp các thắc mắc về việc thao túng các máy chủ Supermicro nhưng cho biết an ninh chuỗi cung ứng là "vấn đề cần được quan tâm chung, và Trung Quốc cũng là nạn nhân của sự việc này."

Theo An Nhiên (VietNamNet)

Thủ tướng Singapore bị hacker đánh cắp thông tin y tế

Cuộc tấn công nhằm vào cơ sở dữ liệu y tế quốc gia Singapore, lấy đi 1,5 triệu thông tin cá nhân, trong đó có Thủ tướng Lý Hiển Long.

Theo The Verge, hacker đã nhắm vào SingHealth - tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn nhất của Singapore - và đánh cắp hồ sơ cá nhân của khoảng 1,5 triệu bệnh nhân cùng với chi tiết đơn thuốc của 160.000 người khác. Trong số những người bị đánh cắp hồ sơ, có cả thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong).

Thủ tướng Singapore bị hacker đánh cắp thông tin y tếThủ tướng Singapore là một trong số các nạn nhân vụ tấn công mạng.

Điều tra ban đầu cho thấy, hồ sơ bệnh nhân bị mất chứa các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, giới tính, chủng tộc, ngày tháng năm sinh và số đăng ký quốc gia. Các thông tin y tế như kết quả chẩn đoán, xét nghiệm, ghi chú của bác sĩ... không bị lộ. Những ai bị ảnh hưởng sẽ được liên hệ trong vòng 5 ngày tới để cung cấp thông tin cho cảnh sát.

Đại diện Bộ Y tế cho biết động thái tấn công của hacker là "cụ thể và nhiều lần". Trong cuộc họp sáng 20/7, chính phủ Singapore nhận định đây không phải là cuộc tấn công của những hacker bình thường. Đây là cuộc tấn công có chủ ý, có mục tiêu và được lên kế hoạch bài bản", một người thuộc chính phủ Singapore đưa ra nhận định. Tuy nhiên, người này từ chối đề cập kỹ hơn về danh tính kẻ tấn công vì lý do an ninh.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông của Singapore đánh giá đây là cuộc tấn công mạng "tồi tệ" nhất của đất nước, đồng thời cho rằng rất có thể đứng đằng sau là một tổ chức được chính phủ nào đó tài trợ.

Trong bài đăng trên Facebook, Thủ tướng Lý cho biết hacker đã không thể lấy được gì từ thông tin y tế của ông. "Tôi không biết kẻ tấn công đang muốn gì. Có lẽ họ muốn tìm bí mật nhà nước, hoặc điều gì đó làm tôi xấu hổ. Dữ liệu y tế của tôi thường ít khi đề cập nhưng trong đó cũng không có gì đáng chú ý", ông Lý chia sẻ.

Singapore hiện là quốc gia có mạng Internet mạnh nhất thế giới, nhưng nơi đây cũng đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng từ nhiều phía và đã được cảnh báo nhiều lần. Năm 2017, cơ sở dữ liệu Bộ Quốc phòng nước này bị hacker đột nhập và lấy đi khoảng 850 hồ sơ của các công dân sắp nhập ngũ, cũng như nhân viên bộ quốc phòng. Tuy nhiên, đợt tấn công nhắm vào SingHealth là lớn nhất từ trước đến nay, khi số người bị ảnh hưởng tương đương 1/3 dân số toàn Singapore.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Nguyễn Tử Quảng: `Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015`

Thách thức, khó khăn là điều được chủ tịch BKAV nhắc lại nhiều lần trong phần trình bày riêng vỏn vẹn khoảng 10 phút suốt sự kiện ra mắt Bphone 3 vào sáng nay.

Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Thế hệ điện thoại thứ 3 của Bphone mang tới thiết kế rất mới: Tràn đáy. Theo ông Nguyễn Tử Quảng - chủ tịch BKAV - Bphone là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới mang thiết kế đặc biệt như vậy.Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Dù đã tiết chế những lời khen cho sản phẩm của chính mình, nhưng ông Nguyễn Tử Quảng vẫn liên tục khẳng định Bphone là chiếc điện thoại xuất sắc hàng đầu thế giới.Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015"Thách thức" là từ được nhắc lại nhiều lần nhất trong phần nói chuyện của người đứng đầu BKAV. Vị này cho biết, tràn viền và tràn đáy khiến diện tích dành cho các bộ phận khác sẽ bị giảm bớt, gây khó khăn trong thiết kế kiểu dáng, màn hình.Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Đúng theo tiết lộ trước đó, chiếc Bphone có giá thấp nhất chỉ 6,99 triệu đồng.Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Sau khi công bố mức giá, ông Nguyễn Tử Quảng nhấn mạnh đây là sản phẩm "chất thật!" và xứng đáng với những gì BKAV cũng như người dùng kỳ vọng vào một chiếc điện thoại made in Vietnam. Trước đó, trong bài phỏng vấn ngay trước sự kiện, ông Quảng thừa nhận BKAV đã rót vào dự án Bphone 500 tỷ, nhưng thứ thu được chỉ là "ném đá".Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Trong buổi giới thiệu chỉ diễn ra vỏn vẹn trong khoảng 1 tiếng, chủ tịch BKAV không quên dành thời gian cảm ơn đến các đối tác của hãng, đặc biệt là Qualcomm.Nguyễn Tử Quảng: Tôi tin những tràng pháo tay ở khán phòng này năm nay thật hơn so với năm 2015Chỉ có 12.000 chiếc điện thoại Bphone 2017 được tiêu thụ, nhưng BKAV vẫn kiên gan đi tiếp trên con đường phát triển dòng điện thoại riêng. Rất khó nói trước thành công cho các thế hệ tiếp nối của Bphone, nhất là khi một ông lớn khác là VinGroup cũng chuẩn bị nhảy vào thị trường thiết bị di động đầy tiềm năng này.

Theo Lam Thiên - Đỗ Linh (Nhịp Sống Kinh Tế)

Smartphone sẽ bền gấp đôi nhờ kính Gorilla Glass 6

Thế hệ kính cường lực Gorilla Glass 6 cho khả năng chống chịu lực và các va đập tốt hơn gấp hai lần thế hệ tiền nhiệm.

Hiện Corning là nhà cung cấp kính cường lực Gorilla Glass cho hơn 6 tỷ thiết bị của 45 thương hiệu trên toàn cầu. Tuy nhiên, trào lưu mỏng hóa trên những chiếc smartphone đang gây ra không ít thách thức cho công ty khi vừa phải đảm bảo độ bền cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Theo Corning, thế hệ Gorilla Glass 6 mới nhất được sản xuất từ vật liệu thủy tinh hoàn toàn mới có độ nén cao hơn để đáp ứng các yêu cầu đó.

Đây sẽ là thế hệ kính cường lực bền nhất từ trước đến nay của công ty khi có thể sống sót sau 15 lần rơi từ độ cao 1 m và chịu va đập tốt hơn hai lần so với thế hệ tiền nhiệm.

Smartphone sẽ bền gấp đôi nhờ kính Gorilla Glass 6Gorilla Glass 6 chịu va đập tốt hơn gấp 2 lần so với thế hệ tiền nhiệm. Ảnh: The Verge.

Ngoài ra, để đảm bảo kính có thể đáp ứng đồng thời cả khả năng chịu lực và chống xước (độ cứng càng cao, độ chống xước càng tốt thì càng dễ vỡ), Gorilla Glass 6 sẽ chỉ có cùng mức độ chống xước như thế hệ tiền nhiệm.

Vì vậy, mặc dù công ty tuyên bố thế hệ mới của Gorilla Glass sẽ "tốt hơn", nhưng điều này không đồng nghĩa với việc smartphone sẽ chống xước tốt hơn.

Hiện tại, Gorilla Glass 6 đã được đưa vào sản xuất và dự kiến áp dụng trên những chiếc smartphone trong vài tháng tới.

Theo Thanh Bùi (Tri Thức Trực Tuyến)

Smartphone tầm trung

Những chiếc điện thoại ở phân khúc giá vài trăm USD đang chiếm tới một phần ba doanh số smartphone toàn cầu.

Google vừa công bố Pixel 3 và Pixel 3 XL với giá từ 800 USD. Trước đó, Apple và Samsung cũng cho ra đời những mẫu điện thoại trên 1.000 USD.

Tuy nhiên, không phải thiết bị hấp dẫn và đáng mua nào cũng có giá nghìn đô. Những sảm phẩm tầm trung như Nokia 7.1 giá 350 USD trông có vẻ mờ nhạt và khập khiễng khi so với những model đắt đỏ kể trên, nhưng chúng cũng có sứ mệnh quan trọng. Dù không được trang bị cấu hình mạnh mẽ hay có cái tên đủ "kêu", chúng là cầu nối giữa phân khúc giá rẻ và phân khúc cao cấp, mang đến đầy đủ những gì đa số người dùng cần ở một chiếc điện thoại với giá chấp nhận được.

Smartphone tầm trung - nhàm chán nhưng ăn kháchNokia 7.1 - bản sao giá rẻ của iPhone X - được kỳ vọng sẽ là smartphone tầm trung tốt nhất khi có mặt trên thị trường cuối tháng 10.

Tại phân khúc trên tầm trung một chút, ta có OnePlus 6T giá 550 USD. Những điện thoại như vậy giúp người dùng trải nghiệm các tính năng cao cấp với giá chỉ bằng một nửa so với sản phẩm đắt đỏ của những thương hiệu hàng đầu như Apple, Samsung. OnePlus 6T dùng chip Snapdragon 845 - ngang với Galaxy S9, Note9 hay LG V40, chụp ảnh đẹp, chạy Android mới nhất... 

IHS Markit cho biết doanh số của phân khúc tầm trung chiếm một phần ba thị phần smartphone toàn cầu. Hãng phân tích định nghĩa "tầm trung" có mức giá từ 150 USD đến 400 USD (khoảng 3,5 triệu đồng đến dưới 9 triệu đồng). Điện thoại tầm trung được đánh giá là mảng sản phẩm nhàm chán bởi người sử dụng sẽ thường bị thu hút bởi những thiết bị hào nhoáng, đắt tiền như iPhone Xs hay Note9, hoặc những sản phẩm thật rẻ, dưới 200 USD, nên dễ bỏ qua phân khúc giữa.

Thực tế, người dùng sẽ tỏ ra thờ ơ khi nghe một nhà sản xuất nào đó vừa ra vài mẫu điện thoại khoảng 400 USD. Chúng có màn hình ổn, cấu hình ổn, camera ổn, pin vừa đủ..., nhìn chung không có gì nổi trội, không có những từ khóa hút khách như "siêu đắt", "nghìn đô", "giá chỉ 100 USD"...

Thế nhưng, khi cần bỏ tiền mua điện thoại, phân khúc tầm trung lại được quan tâm nhiều. Miễn là camera đủ tốt và thời lượng pin không tệ, chiếc điện thoại tầm trung nhàm chán ấy vẫn đảm bảo đủ chức năng cần thiết như điện thoại cao cấp, trong khi giúp người dùng tiết kiệm ít nhất vài trăm USD để dùng vào việc khác.

Theo Minh Minh (VnExpress.net)

iPhone khóa mạng thành máy quốc tế, không cần SIM ghép ở VN

Đây là lần đầu người dùng iPhone khóa mạng có thể sử dụng máy mà không cần dùng đến SIM ghép chỉ bằng một đoạn code.

Chiều 21/7, cộng đồng những người sử dụng iPhone khóa mạng (iPhone lock) tại Việt Nam đồng loạt chia sẻ tin mừng khi có thể sử dụng máy mà không cần dùng đến SIM ghép.

Theo anh Hà, đại diện một hệ thống bán điện thoại xách tay tại Hà Nội, người dùng chỉ cần nhập mã ICCID (một dãy số dùng để kích hoạt SIM ghép "thần thánh"), sau đó tháo SIM ghép ra và đã có thể sử dụng như máy quốc tế.

Người dùng iPhone lock đã có thể không cần dùng đến SIM ghép. Với mã ICCID mới, người dùng iPhone lock đã có thể không cần dùng đến SIM ghép

Anh cũng cho biết thêm, cách này chỉ áp dụng cho những máy sử dụng SIM ghép "thần thánh" v3 trở lên, là những loại SIM ghép có khả năng nhập mã ICCID.

Theo ghi nhận của Zing.vn, với mã ICCID mới, người dùng iPhone khóa mạng có thể sử dụng bình thường không gặp lỗi danh bạ và có thể thoải mái thay các loại SIM khác nhau như một chiếc máy quốc tế.

Thậm chí nhiều người dùng còn chia sẻ có thể restore, đặt lại toàn bộ dữ liệu (reset dòng 2) mà chiếc iPhone khóa mạng vẫn có thể nhận SIM và không bị khóa lại.

iPhone khóa mạng thành máy quốc tế, không cần SIM ghép ở VNNhiều người dùng chia sẻ niềm vui khi có thể sử dụng iPhone khóa mạng mà không cần dùng đến SIM ghép.

Anh Quang Trung, đại diện một cửa hàng khác cho biết, đây là lần đầu tiên iPhone khóa mạng cho thể sử dụng mà không cần dùng đến SIM ghép. Việc này có thể phát sinh từ một lỗ hổng trên hệ thống nên người dùng cần cẩn thận theo dõi những diễn biến tiếp theo từ phía Apple.

Bên cạnh đó, anh cũng cảnh báo người dùng cũng cần lưu ý khi sử dụng, không nên restore hay cập nhật lên hệ điều hành iOS mới. Đồng thời, người dùng nên giữ lại chiếc SIM ghép để phòng trường hợp Apple vá lỗ hổng này.

Sau một khoảng thời gian dài liên tục bị Apple chặn SIM ghép khiến cả người bán và người dùng đều ngán ngẩm thì có vẻ như iPhone khóa mạng sẽ có cơ hội "sống lại" tại thị trường Việt Nam.

Theo Thế Anh (Tri Thức Trực Tuyến)

iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VN

iPhone XR chưa được Apple mở bán nhưng mẫu iPhone XR nhái đã được rao bán tại Việt Nam với mức giá từ 2,2 triệu đồng.

iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNApple sẽ cho người dùng đặt mua iPhone XR từ ngày 19/10 và chính thức bán ra ngày 26/10 tại một số thị trường như Mỹ, Singapore… với mức giá từ 749 USD. Theo thông tin từ các nhà bán lẻ, iPhone XR chính hãng (mã VN/A) sẽ lên kệ vào giữa tháng 11. Giá bán dự kiến của máy từ 21,99 triệu đồng cho phiên bản 64 GB.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNTuy nhiên, hiện tại một số cửa hàng tại TP.HCM đã rao bán mẫu iPhone XR nhái với mức giá từ 2,2 đến 2,5 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với iPhone thật.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VN“iPhone XR Đài Loan loại một này được cửa hàng nhập về khá sớm, do cũng có khách hỏi mua. Chỉ cần có hình mẫu sẵn thì việc sản xuất các mẫu iPhone này cũng rất nhanh chóng và dễ dàng” đại diện cửa hàng chuyên bán iPhone nhái thuộc quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNCác mẫu iPhone nhái như XR/XS/XS Max chủ yếu được xách tay từ thị trường Trung Quốc. Dân kinh doanh bán các model này với mức giá rẻ tại Việt Nam nhằm thu hút đối tượng người dùng không am hiểu về công nghệ.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNĐộ hoàn hiện và chất lượng của iPhone XR nhái rất kém, điểm tiếp nối giữa mặt lưng nhựa giả kính cùng phần khung viền được làm lồi lên đáng kể, mang lại cảm giác cấn tay khi cầm.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNNgoại hình của model này được làm giống như iPhone XR thật với camera đơn phía sau cùng màn hình khuyết đỉnh phía trước. Các chi tiết trên máy từ cổng sạc Lightning, loa ngoài đến các phím cứng… đều khớp với phiên bản thật. iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNModel này vẫn được trang bị màn hình 6,1 inch HD, cho khả năng hiển thị kém, độ sáng thấp các icon có tình trạng bị rỗ. Phần viền màn hình của máy cũng dày hơn đáng kể. Giao diện trên model này được làm nhái như trên iOS 12 từ các icon đến thao tác vuốt.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNTrong phần cài đặt, máy hiển thị dung lượng bộ nhớ trong 256 GB và chạy iOS 12. Tuy nhiên, cấu hình này không chính xác. Model này chỉ được trang bị chip MediaTek, RAM 2 GB, bộ nhớ 16 GB và chạy trên nền Android 6.0.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNMáy có camera chính 13 MP. Trải nghiệm thực tế, camera trên model này cho chất lượng ảnh rất kém, tốc độ chụp và lấy nét chậm có tình trạng bị sai lệch về màu sắc.iPhone XR chưa mở bán nhưng hàng nhái đã xuất hiện tại VNCác cửa hàng cho biết mẫu iPhone XR nhái không bán chạy bằng iPhone XS và XS Max, vì người dùng có tâm lý chọn hàng cao cấp nhất để mua, cho dù đó là hàng nhái đi chăng nữa. Những mẫu di động này thường có chất lượng kém, phần mền chưa tối ưu tốt nên người dùng cần tìm hiểu trước khi mua.

Theo Lê Trọng (Tri Thức Trực Tuyến)

Trải nghiệm nhanh điện thoại Oppo Find X tại Việt Nam

Điện thoại cao cấp mới của Oppo có thiết kế trượt lên để chụp ảnh, mặt lưng bóng đẹp nhưng dễ bám dấu vân tay.

Theo Công Khang - Huy Đức (VnExpress.net)

Trí tuệ nhân tạo biến hình ảnh món ăn thành công thức chế biến

Bạn thấy hình ảnh một bữa ăn ngon được chia sẻ trên “tường” của bạn bè trên Facebook và muốn chế biến món đó? AI mới của Facebook có thể thực hiện điều này.

Các nhà nghiên cứu thuộc FAIR (Facebook Artificial Intelligence Research - Nhóm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Facebook) đã phát triển một AI có khả năng “đọc” được món ăn của một bức ảnh và từ đó cho bạn biết được cách để có thể chế biến món ăn này.

Trí tuệ nhân tạo biến hình ảnh món ăn thành công thức chế biến

Thật vậy, trí tuệ nhân tạo sẽ cung cấp cho bạn công thức chỉ bằng cách phân tích một bức ảnh. Ví dụ, phần mềm có thể nhận biết bức ảnh đó là món bánh táo và sẽ nhanh chóng xác định những thành phần đã được sử dụng và cho bạn ngay công thức để thực hiện.

Hệ thống được xây dựng bởi nhà khoa học Adrianna Romero và một nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Montreal của FAIR. AI được đào tạo trên một hệ cơ sở dữ liệu lớn về ảnh và công thức nấu ăn. Thông qua công nghệ máy học (machine learning), AI sẽ tìm được nội dung trong bức ảnh liên quan đến món ăn nào cũng như các thành phần và công thức nấu ăn tương ứng.

Joelle Pineau, người đứng đầu phòng thí nghiệm Montreal của FAIR cho biết: “Mọi người luôn chụp ảnh bữa ăn của họ và chia sẻ lên mạng. Đôi khi, nhiều thành phần bạn có thể thấy, song cũng có những thành phần bạn không phải lúc nào cũng thấy, chẳng hạn như muối, đường và những gia vị tương tự. Vì vậy, FAIR đã tạo ra AI với các cặp hình ảnh và công thức nấu ăn nhằm đưa ra công thức phù hợp nhất cho món ăn ở trong bức ảnh”.

Trước đó vào năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng phát triển một AI tương tự. Họ đã tạo một hệ thống bằng một tập cơ sở dữ dữ liệu với một triệu bức ảnh và một triệu công thức nấu ăn. Dự án này chạy được thử nghiệm và hoạt động hiệu quả ở các món tráng miệng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.

Hiện tại, Facebook chưa có bất kỳ kế hoạch để phát hành công cụ AI này ra nền tảng mạng xã hội lớn nhất của mình.

Theo An Nhiên (VietNamNet)

Ảnh thực tế Galaxy Note9 tiếp tục bị lộ

Hình ảnh mới tiếp tục hé lộ thông tin về Galaxy Note9, trong đó, máy sẽ có thiết kế vuông vắn và có tên mã SM-N960U.

Khoảng gần 20 ngày nữa Samsung mới ra mắt Galaxy Note9 nhưng hiện tại thông tin và hình ảnh sản phẩm đã xuất hiện khá nhiều. Mới nhất là hình ảnh được đăng tải bởi SlashLeaks.

Ảnh thực tế Galaxy Note9 tiếp tục bị lộẢnh rò rỉ được cho là của Galaxy Note9.

Cụ thể, trang chuyên rò rỉ thông tin về các smartphone chưa ra mắt này đã đăng ảnh thiết bị được cho là Galaxy Note9, có tên mã SM-N960U. Theo Phonearena, đây là cách đánh số mô hình quen thuộc của công ty Hàn Quốc cho dòng Note, khi Galaxy Note8 có tên mã SM-N950 hay Galaxy Note7 là SM-N930.

Từ hình ảnh, Galaxy Note9 có thiết kế tương tự những thông tin từng rò rỉ với kiểu dáng vuông vắn, cụm camera kép kèm đèn flash và cảm biến nhịp tim nằm ở phía trên, cảm biến vân tay dời xuống phía dưới cho thao tác thuận tiện hơn. Một trong ba hình ảnh còn cho thấy Galaxy Note9 đã có bản cập nhật bảo mật.

Trước đó, hình ảnh chiếc Galaxy Note9 cũng bị lộ nhiều lần, trong đó rò rỉ mặt trước, khi khởi động và cả trên tay Giám đốc Samsung DJ Koh. Tuy nhiên, các thông số khác vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.

Galaxy Note9 là một trong những smartphone được chờ đợi nhất nửa cuối 2018 và là đối thủ nặng ký với iPhone thế hệ 2018. Dù thiết kế được cho không thay đổi nhiều với Note8 tiền nhiệm, mẫu Galaxy Note mới hứa hẹn sở hữu cấu hình "khủng" với RAM lên tới 8 GB và bộ nhớ trong 512 GB. Bút cảm ứng S Pen, đặc trưng riêng của dòng Galaxy Note, cũng có thể được Samsung tích hợp thêm Bluetooth, bổ sung nhiều tính năng ngoài việc viết và vẽ.

Sản phẩm sẽ được Samsung công bố ngày 9/8 tại New York (Mỹ) và dự kiến đến tay khách hàng từ 24/8 với mức giá có thể rất đắt, lên tới 1.200 USD.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Nokia X7 công bố ngày 16/10, camera kép, tai thỏ đẹp hơn iPhone Xs

Có vẻ như HMD Global đang có ít nhất một sản phẩm bất ngờ cho fan thương hiệu điện thoại Nokia.

Mặc dù gần đây HMD Global đã giới thiệu một chiếc smartphone tầm trung hoàn toàn mới, Nokia 7.1 nhưng có vẻ như công ty Phần Lan muốn tạo ra sự bất ngờ cho fan vào các sự kiện diễn ra trong ngày 11/10 và 16/10. Sự kiện đầu tiên sẽ diễn ra tại Ấn Độ, trong khi sự kiện thứ hai sẽ được tổ chức tại Trung Quốc.

Nokia X7 công bố ngày 16/10, camera kép, tai thỏ đẹp hơn iPhone XsNokia 7.1 đã được HMD công bố trước đó.

Báo cáo cho biết Nokia 7.1 Plus sẽ được giới thiệu ở Ấn Độ, trong khi đó báo cáo mới nhất xác nhận rằng điện thoại mà HMD ra mắt tại Trung Quốc sẽ là Nokia X7. Một thư mời được HMD đăng trên Weibo hướng người dùng đến sự kiện ra mắt Nokia X7, nhưng ngạc nhiên hơn nó chứa thông tin về một số thông số kỹ thuật của điện thoại.

Cụ thể, Nokia X7 đi kèm camera kép phía sau với ống kính mang thương hiệu Zeiss. Đèn flash LED hai tông màu cũng hiển thị trong lời mời, cùng với ngày thông báo là 16/10.

Phần còn lại của thông số kỹ thuật của điện thoại bao gồm chip xử lý tầm trung Snapdragon 710, RAM 4 GB + bộ nhớ trong 64 GB hoặc RAM 6 GB + bộ nhớ trong 128 GB, cũng như màn hình Full HD+ rộng 6,2 inch. Nokia X7 tích hợp thỏi pin dung lượng 3.400 mAh và có khả năng chạy Android 8.1 Oreo khi phát hành.

Nokia X7 công bố ngày 16/10, camera kép, tai thỏ đẹp hơn iPhone XsNội dung thư mời từ HMD liên quan đến sự kiện ra mắt Nokia X7 vào ngày 16/10 tại Trung Quốc.

Vẫn chưa có thông tin nào liên quan đến giá bán của sản phẩm nhưng báo cáo cho biết Nokia X7 sẽ có giá thấp hơn Nokia 7.1, hiện có sẵn để đặt hàng trước với giá 350 USD, tương đương 8,14 triệu đồng.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Cảnh giác iPhone khóa mạng bỗng `biến hóa` thành bản quốc tế

Các máy iPhone khóa mạng vốn phải dùng SIM ghép để hoạt động với mạng Việt Nam, bỗng chốc thành bản quốc tế nhờ phát hiện ngẫu nhiên của người dùng. Tuy nhiên, điều này lại có thể xảy ra nhiều rủi ro lừa đảo mới.

Trong ngày 21.7, cộng đồng người dùng iPhone khóa mạng (lock) tại Việt Nam xôn xao vì thông tin các máy sau khi cập nhật ICCID mới trên SIM ghép thì có thể sử dụng với SIM thông thường mà không cần công cụ hỗ trợ nào. Như vậy, các máy iPhone lock bỗng chốc hóa thành máy quốc tế chỉ sau vài thao tác đơn giản.

Cảnh giác iPhone khóa mạng bỗng biến hóa thành bản quốc tếNgười dùng iPhone khoá mạng có thể “chia tay” SIM ghép, dù có thể chỉ là tạm thời

Nhiều người dùng đã thử nghiệm và xác nhận thành công với nhiều dòng máy khác nhau. Trong số này có nhiều loại máy vốn khó mở khóa ngay cả với SIM ghép như iPhone từ nhà mạng Sprint của Mỹ hay từ mạng Docomo của Nhật Bản. Hiện tại, hàng loạt máy khóa mạng Mỹ, Úc, Nhật Bản hay châu Âu đều có báo cáo mở khóa thành công.

“Tôi sử dụng máy iPhone 7 lock mạng T-Mobile của Mỹ, sau khi mượn SIM ghép đã nhập ICCID mới thì mở khóa thành công. Thậm chí, chiếc điện thoại của vợ đang dùng là mẫu iPhone 6S khóa mạng của Nhật Bản giờ cũng không khác gì quốc tế”, anh Tiến Đạt, một người dùng iPhone khóa mạng tại Hà Nội chia sẻ.

Trước đây, các máy iPhone lock khi sử dụng SIM ghép 4G (thường được biết với tên SIM ghép “thần thánh) dù có thể dùng mọi dịch vụ như FaceTime, iMessage, 4G như máy thường nhưng không được tháo SIM để thay. Nếu tháo, máy sẽ trở lại tình trạng lock (không thể kích hoạt, không nhận sóng của nhà mạng Việt Nam) và chiếc SIM ghép đang dùng trước đó cũng bị vô hiệu hóa.

Nhưng sau khi thay ICCID mới từ ngày 21.7, hiện tượng này đã không còn. Cụ thể, người dùng vẫn được phép thay đổi SIM tùy thích và không cần lắp thêm SIM ghép đi kèm mà máy vẫn hoạt động bình thường.

Cảnh giác iPhone khóa mạng bỗng biến hóa thành bản quốc tếiPhone lock có thể mất kích hoạt nếu khôi phục máy về trạng thái xuất xưởng

Tuy nhiên, theo anh Lại Thế Hà - đại diện chuỗi cửa hàng di động MaxMobile, iPhone “mở khóa” bằng dạng này sẽ bị khóa trở lại nếu xóa toàn bộ dữ liệu đưa máy về tình trạng xuất xưởng (tính năng Factory Reset trong phần cài đặt). Khi đó, người dùng lại cần tới SIM ghép “thần thánh” để cứu thiết bị nếu không muốn sở hữu một… "cục chặn giấy" có giá nhiều triệu đồng.

Anh Hà cho rằng sự việc bất thường nói trên có thể là lỗi từ máy chủ của Apple, hoặc vốn đã tồn tại cùng với công cụ nhập ICCID mới trên SIM ghép nhưng chưa có ai phát hiện ra. “Lỗi này cũng gần như việc mở máy khóa mạng lên phiên bản quốc tế bằng mã lậu vậy, có thể bị quét và khóa trở lại trong tương lai. Do vậy, người dùng iPhone lock vẫn nên dự trữ sẵn SIM ghép”, anh Hà tư vấn.

Bên cạnh niềm vui “lên quốc tế” cho iPhone không mất đồng nào, người dùng cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của trò lừa bán máy lock với giá quốc tế. Khi đó, kẻ gian có thể lợi dụng việc nhập ICCID giúp máy nhận mọi SIM mà không cần công cụ hỗ trợ, dễ dàng thay qua lại giữa các SIM và bán chiếc điện thoại khóa mạng với giá cao như phiên bản quốc tế để kiếm lời.

Ngoài ra, một số người cũng nhanh chóng nhận làm dịch vụ mở khóa quốc tế cho máy chỉ với 100.000 - 200.000 đồng, chỉ khoảng 1/10 giá mua mã mở máy từ nhà mạng đang khóa hợp đồng với thiết bị.

Việc này từng xảy ra trước đây, khi SIM ghép 4G mới xuất hiện đã có không ít đối tượng lén “cấy” công cụ này vào bên trong máy để lừa người dùng. Hiện tại, giá iPhone lock chênh khá nhiều so với bản quốc tế, tùy vào từng model và dung lượng, có thể lên tới 5 - 7 triệu đồng. Khoản lợi nhuận lớn vậy nên rất dễ có những người bất chấp hành vi lừa đảo để thực hiện.

Anh Hà cho biết, khi đi mua máy iPhone đã qua sử dụng, để chắc chắn không mua phải bản khóa mạng với giá quốc tế trong thời điểm này, người dùng chỉ cần thực hiện thao tác khôi phục máy về tình trạng xuất xưởng để kiểm tra.

Theo Anh Quân (Thanh Niên Online)

HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ G

Hình ảnh được cho là của Galaxy A9 (2018) hay Galaxy A9s (tên gọi ở Trung Quốc) vừa bị rò rỉ hoàn toàn thông qua trang web của Samsung.

Samsung đang chuẩn bị trình làng chiếc smartphone 4 camera sau đầu tiên trên thế giới, nhưng các hình ảnh báo chí của sản phẩm đã sớm bị xuất hiện. Đáng ngạc nhiên là nó lại đến từ chính trang web của Samsung.

HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GBắt đầu với các đặc điểm bên ngoài, phần phía trước thiết bị bị chi phối bởi một màn hình vô cực lớn có kích thước 6,3 inch và cho độ phân giải 2.160 x 1.080p.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GGiống như nhiều smartphone khác của Samsung, sản phẩm đi kèm tính năng Always On Display giúp hiển thị các nội dung quan trọng khi màn hình tắt nhưng vẫn tiết kiệm điện năng.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GỞ phía sau, bảng điều khiển kính là nơi chứa một máy quét vân tay hình vuông và một thiết lập máy ảnh thẳng đứng khá kỳ lạ ở góc tương tự như Galaxy A9 Star.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GSamsung sẽ cung cấp tổng cộng 19 chế độ tăng cường hình ảnh cho camera 4 ống kính trên sản phẩm. Những ảnh này sẽ điều chỉnh tùy thuộc vào chủ đề của chúng.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GBên trong, rò rỉ mới này xác nhận rằng thiết bị đi kèm chip Snapdragon 660 (2,2 GHz), kết hợp RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB có thể mở rộng qua khe cắm thẻ microSD.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GĐiện thoại đi kèm thỏi pin 3.800 mAh lớn và hỗ trợ sạc nhanh thông qua cổng USB Type-C.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GCác thông số kỹ thuật khác của điện thoại bao gồm chạy Android 8.1 Oreo khi phát hành và hỗ trợ 2 SIM với chuẩn thẻ nanoSIM.HOT: Chùm ảnh chính thức Galaxy A9s 4 camera sau bị rò rỉ trước giờ GĐối với những người quan tâm đến thiết bị sắp tới, Samsung sẽ phát trực tiếp buổi ra mắt sản phẩm ngay trong ngày ra mắt (11/10).

Sản phẩm sẽ chính thức bán ra vào cuối tháng này, tuy nhiên giá bán vẫn chưa tiết lộ.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Galaxy Note 9 phiên bản `nhái` xuất hiện trước cả bản thật

Phiên bản nhái của Galaxy Note 9 đã xuất hiện trước khi sản phẩm được Samsung chính thức công bố khoảng nửa tháng. Hiện nay, bất cứ khi nào ...