Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Galaxy Note 9 phiên bản `nhái` xuất hiện trước cả bản thật

Phiên bản nhái của Galaxy Note 9 đã xuất hiện trước khi sản phẩm được Samsung chính thức công bố khoảng nửa tháng.

Hiện nay, bất cứ khi nào một điện thoại hot tung ra thị trường, một loạt công ty khác nhau muốn tạo ra dấu ấn bằng cách sao chép chúng ở các cấp độ thành công khác nhau… hoặc chỉ để mục đích mang đến tính vui nhộn.

 

Galaxy Note 9 phiên bản nhái xuất hiện trước cả bản thậtGalaxy Note 9 chưa ra mắt thì chiếc điện thoại nhái đã xuất hiện.

Điều này càng được thể hiện nhiều hơn trong những năm gần đây, thậm chí các thiết bị nhái còn được tạo ra trước khi sản phẩm chính thức được giới thiệu. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi giờ đây Galaxy Note 9 nhái đã xuất hiện trong hình ảnh thực tế.

Thiết bị có thể được xuất hiện trong 3 tùy chọn màu sắc mà mọi người có thể mong đợi ở Galaxy Note 9, bao gồm đen, xanh dương, và vàng. Các hình ảnh phía trước tiết lộ rằng giao diện người dùng Experience của Samsung đã được sao chép khá thuyết phục, mặc dù hình nền trông giống như của Galaxy Note 8.

 

Galaxy Note 9 phiên bản nhái xuất hiện trước cả bản thậtHình ảnh chiếc Galaxy Note 9 nhái trong đời thực.

Nhưng nó chưa thực sự hoàn hảo khi mà viền xung quanh điện thoại dày hơn cả Galaxy Note 8 năm ngoái, và đường cong của thiết kế Edge là không hoàn hảo. Ngoài ra có vẻ như mô-đun máy ảnh chưa được thiết kế tốt khi mà ống kính giữa có vẻ như không hoạt động.

Theo Kiến Tường (Dân Việt)

Fan cuồng Android bị lừa vố đau khi chỉ trích camera iPhone XS

Hôm 9/10, một reviewer nổi tiếng đã tặng cho những fan cuồng tín của Google Pixel một bài học nhớ đời.

Jonathan Morrison, một reviewer công nghệ nổi tiếng trên YouTube với hơn 2,5 triệu lượt theo dõi vừa đăng hai tấm ảnh chụp selfie lên trên Instagram. Mục đích của anh là xóa bỏ lằn ranh phân biệt giữa iPhone và các smartphone Android khác. Morrison bảo những người theo dõi rằng hai bức ảnh này đều chụp bằng Pixel 2, chiếc smartphone flagship mới nhất của Google.

Fan cuồng Android bị lừa vố đau khi chỉ trích camera iPhone XSYoutuber nổi tiếng muốn dạy người dùng về bài học thương hiệu.

Ngay lập tức, cộng đồng fan của Youtuber này, vốn là một nhóm cuồng tín Android đồng loạt tung hô tính năng chụp ảnh của Pixel 2. Đồng thời, họ quay sang chỉ trích thậm tệ camera của iPhone XS.

Họ cho rằng tính năng "Beautygate", tự động làm mịn da của chủ thể là không chân thực bằng Pixel 2. Tuy nhiên, Morrison thừa nhận rằng anh chụp cả hai tấm ảnh kia bằng chiếc iPhone XS. Nực cười thay, cộng đồng fan của Morrison mù quáng tôn sùng sản phẩm của thiết bị mà họ đang tẩy chay. 

Reviewer công nghệ nổi tiếng cho hay anh chỉ muốn khuyên người dùng hãy tỉnh táo và đừng để sức mạnh thương hiệu che mờ lý trí.

"Những người mà luôn phát điên mỗi khi thấy cái mác Pixel ấy, hãy bình tĩnh lại. Bức ảnh này được chụp bằng Beautygate, tính năng mà mọi người đều chỉ trích đó", Johnathan Morrison nói.

Theo Bussiness Insider, Jonhnathan Morrison phải chịu đựng cuộc chiến thương hiệu từ tín đồ Táo khuyết và Android trong suốt 8 năm. Nhiều người không chấp nhận ý kiến của Youtuber với lượt theo dõi 2,5 triệu người và cho rằng chúng đã bị mua chuộc.

Chẳng hạn, video gần đây của anh có review iPhone XS nhưng lại không đề cập đến tính năng "beautygate" hay lỗi sạc pin. Người theo dõi lồng lộn lên và bảo rằng anh là "cuồng Apple" hay "quá dễ dãi với iPhone".

Fan cuồng Android bị lừa vố đau khi chỉ trích camera iPhone XSCamera của iPhone XS vốn không được đánh giá cao.

"Tất cả mọi sản phẩm đều gặp lỗi, từ Google, Samsung hay Tesla. Tuy nhiên, mọi người đều thích bắt lỗi Apple nhất, lượt truy cập vào những video báo lỗi iPhone là rất lớn", Morrison trả lời.

Theo TechCrunch, iPhone XS thường gặp phải lỗi khó lấy nét hoặc cố gắng lấy nét liên tục. Trong khi đó, trang DxOMax cho rằng camera của iPhone XS chỉ xếp sau Huawei P20 Pro và các tính năng chụp ảnh mà Apple cho là bứt phá đều được những smartphone khác giới thiệu.

Theo Anh Thi (Tri Thức Trực Tuyến)

iPhone `IMEI đỏ` xuất hiện tại TP HCM

Nếu mua phải, người dùng sẽ không được bảo hành và có nguy cơ máy đã bị can thiệp vào phần cứng.

Tại một cửa hàng iPhone trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP HCM), anh Văn Tiến (quận 3) đang chọn cho mình chiếc iPhone 7 Plus. Sau khi kiểm tra IMEI trên website của Apple, anh phát hiện thông báo màu đỏ với nội dung "dữ liệu về thiết bị này không tồn tại trên hệ thống". Sau khi nhận được câu trả lời không thật sự thỏa đáng từ phía nhân viên, anh đã từ chối mua sản phẩm.

iPhone IMEI đỏ xuất hiện tại TP HCMKhi IMEI bị Apple loại khỏi hệ thống, sẽ có thông báo màu đỏ.

Khác với anh Tiến, anh Vũ (quận Bình Thạnh) đã mua chiếc iPhone 8 tại một cửa hàng bán điện thoại gần nhà mà không kiểm tra kỹ. Vài ngày sau khi mua, anh thử kiểm tra IMEI và thấy dòng chữ màu đỏ xuất hiện. Anh Tiến kể: "Gọi đến cửa hàng, họ nói là có thể do server của Apple bị lỗi, có thể yên tâm sử dụng. Nhưng tôi cảm thấy không bình thường", anh kể lại.

Ông Nhật Huy, chủ một cửa hàng chuyên đồ Apple lâu năm tại TP HCM, cho rằng cả hai trường hợp trên đã mua phải iPhone bị "IMEI đỏ". "Sở dĩ gọi như vậy vì khi kiểm tra thông tin trên website Apple, sẽ có thông báo màu đỏ hiện lên, thông báo dữ liệu IMEI không tồn tại trên hệ thống", ông giải thích.

Một chiếc iPhone bị "IMEI đỏ". 

Thông báo màu đỏ sẽ xuất hiện khi số IMEI bị Apple loại bỏ khỏi hệ thống. Ông Huy cho hay, những máy có dấu hiệu này có thể là iPhone trưng bày tại cửa hàng, sau đó bị Apple xóa dữ liệu nhưng bị tuồn ra ngoài, được sửa chữa lại và bán dưới dạng xách tay. Trường hợp phổ biến nhất là người dùng làm mất máy, sau đó báo với Apple và được đổi máy mới, dữ liệu IMEI của máy cũ sẽ bị xóa khỏi hệ thống.

Bên cạnh đó, iPhone bị "IMEI đỏ" có thể từng là thiết bị đã hỏng, được nhà mạng nước ngoài thu hồi theo chính sách đổi trả nhưng không được Apple chấp nhận. Số IMEI vì thế bị xóa khỏi hệ thống. Số iPhone này sau đó được các cửa hàng nhỏ lẻ thu lại, sửa chữa và bán ra. Trường hợp nữa là những máy hỏng, được thay thế bằng bo mạch bị tuồn ra ngoài từ nhà sản xuất. "Tất nhiên, khi đã bị xóa khỏi hệ thống, Apple sẽ không chịu trách nhiệm về những chiếc iPhone này", anh Huy khẳng định.

Một số cửa hàng bán điện thoại xách tay tại TP HCM và hội nhóm bán hàng trên mạng có bán iPhone "IMEI đỏ" và giá thường rẻ hơn 500.000 đồng đối với các dòng cũ (iPhone 5s, iPhone 6, iPhone 6s) và rẻ hơn 1 triệu đến 2 triệu đồng với các dòng mới hơn (iPhone 7, iPhone 8, iPhone X). Ví dụ, iPhone 7 32GB xách tay có giá 8 triệu đồng, thì bản bị "IMEI đỏ" có giá chỉ 7 triệu đến 7,5 triệu đồng.  

Tuy nhiên, anh Minh Tuân, một người khá am hiểu về thị trường iPhone xách tay, cho biết iPhone bị "IMEI đỏ" đã tồn tại khá lâu tại Việt Nam nhưng ít. Anh Tuân cho hay, không nên mua loại iPhone này vì người dùng sẽ mất nhiều hơn là được, nhất là những máy đã bị can thiệp phần cứng. "Ngoài việc không còn được Apple hỗ trợ, bảo hành, iPhone dạng này nếu sử dụng sẽ không bền, dễ hư hỏng bởi tuổi thọ giảm do trưng bày hoặc bị sửa chữa và thay thế linh kiện bên trong", anh Tuân nói.

iPhone IMEI đỏ xuất hiện tại TP HCMMột trường hợp mua iPhone bị "IMEI đỏ".

Để kiểm tra iPhone của bạn có bị "IMEI đỏ" hay không, có thể vào website này, sau đó nhập số IMEI. Nếu hiện lên thông tin bảo hành là bình thường, nếu hiện thông báo "We’re sorry, but this is a serial number for a product that has been replaced. Please check your information and re-enter your serial number. If your information is correct, you may need to contact us" màu đỏ là máy đã bị IMEI đỏ.

IMEI (International Mobile Equipment Identity) là mã số nhận dạng quốc tế của từng điện thoại di động và nó là duy nhất cho mỗi thiết bị. Để lấy số IMEI trên iPhone, người dùng vào Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu > Tìm đến mục IMEI. Hoặc từ bàn phím, người dùng nhập *#06#. Ngoài ra, số IMEI có thể được tìm thấy trên vỏ hộp của máy hoặc khay sim.

Theo Bảo Lâm (VnExpress.net)

Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị `móc ví`

Sau bao ngày mong đợi mòn mỏi từ người dùng thì thời điểm ra mắt Bphone 3 cũng tới.

Hôm nay, ngày 10/10/2018, giữa tiết trời se lạnh của gió đầu mùa tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn thiện để lễ ra mắt được thực hiện vào 10h30. 

Và trước thời điểm ra mắt vài tiếng đồng hồ, các thông số kỹ thuật về chiếc Bphone 3 đã hoàn toàn lộ diện. 

Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị móc víCác thông số kỹ thuật chính của Bphone 3 lộ diện.

Về thiết kế

Bphone 3 sở hữu thiết kế màn hình tràn viền với hai cạnh và cạnh dưới rất mỏng, tuy cạnh trên vẫn còn khá dày và tỷ lệ màn hình đạt 18:9 như nhiều smartphone cao cấp hiện nay.

Máy sở hữu số đo ba vòng là 151.96 x 75.31 x7.5 mm, và với việc mặt trước không có chỗ cho phím home vật lý nên có thể khóa vân tay được chuyển ra phía sau, nhưng chưa rõ BKAV sẽ xử lý như thế nào.

Máy cũng sẽ được trang bị khả năng chống nước, chống bụi tiêu chuẩn cao nhất tương tự Bphone 2017.

Về cấu hình 

Điện thoại Bphone 3 sẽ có 2 phiên bản với cấu hình như sau:

- Bphone phiên bản tầm trung sử dụng vi xử lý Snapdragon 636, RAM 4GB và ROM 64GB

- Bphone phiên bản cao cấp - Bphone 3 Pro sẽ sử dụng chip Snapdragon 660, nhưng chưa rõ RAM và bộ nhớ trong cụ thể như sau.

Về phần mềm, máy sẽ được chạy trên nền tảng Android 8.1 Oreo và tùy biến giao diện BOS thế hệ mới. 

Máy cũng sẽ được cấp sức mạnh bởi viên pin 3000 mAh, tuy nhiên vẫn chỉ sử dụng camera chính đơn nhưng có tính năng xóa phông với việc hỗ trợ các công nghệ của Google.

Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị móc ví2 phiên bản Bphoen 3 và giá tương ứng.

Giá Bphone 3 đã được ấn định

Như đã rò rỉ trước đó, Bphone 3 sẽ có phiên bản tầm trung và mức giá sản phẩm này là 6,999,000 đồng - đây có thể là con át chủ bài của BKAV trong đợt ra mắt Bphone lần này. Trong khi đó phiên bản cao cấp hơn sẽ có mức giá là 9,990,000 đồng - tương tự giá Bphone 2.

Hiện tại, ở Trung tâm hội nghị Quốc gia đã sự có mặt của nhiều cơ quan báo giới trong và ngoài nước, và các công tác đã hoàn thiện...

Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị móc víCác khách mời đang thực hiện check-in.Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị móc víLogo Bphone được sắp đặt ấn tượng.Bphone 3 lộ hoàn toàn thông tin trước giờ G: Người dùng chuẩn bị móc víNhìn chung cách bài trí sân khấu năm nay không khác mọi năm nhiều.

Chúng ta hãy cùng đếm ngược tới giờ ra mắt của Bphone thế hệ mới - Bphone 3!

Theo Mộc Lam (Dân Việt)

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kém

Việc trang bị cấu hình quá mạnh trong một không gian giới hạn đã gây ảnh hưởng xấu đến hiệu năng của MacBook Pro 2018.

Chỉ một tuần sau khi MacBook Pro 2018 được giới thiệu, những bài đánh giá đã chỉ ra một vấn đề lớn của chiếc máy tính này: hiệu năng bản dùng chip Core i9 không được như kì vọng.

Cần nhớ rằng MacBook Pro là chiếc MacBook đầu tiên được trang bị vi xử lý Intel Core đời 8, với 4 nhân xử lý trên phiên bản Core i5 và Core i7, còn phiên bản Core i9 cao cấp có tới 6 nhân. Tuy nhiên chính phiên bản sử dụng Core i9 mạnh mẽ nhất lại gây thất vọng về mặt hiệu năng.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémMacBook Pro bản Core i9 nóng đến nỗi phải… cho vào tủ lạnh mới hoạt động tốt

Ngay sau khi có được MacBook Pro 2018 trên tay, YouTuber Dave Lee đã thử nghiệm hiệu năng xuất hình trên Premiere Pro của bản i9, và bất ngờ nhận thấy tốc độ xuất hình của máy còn chậm hơn chiếc MacBook Pro 2017 sử dụng Core i7 với 4 nhân.

Đây là một dấu hiệu bất thường, cho thấy có thể hiệu năng đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Dave Lee sau đó thử cho máy vào… tủ lạnh để kiểm tra lại, và tốc độ xuất hình của chiếc MacBook Pro 2018 đã tăng đáng kể và vượt qua MacBook Pro 2017.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémSau khi cho máy vảo tủ lạnh, MacBook Pro 2018 mới thể hiện được hiệu năng tối đa, giúp rút ngắn thời gian xuất hình 

Trong một bài thử nghiệm khác, khi cho chiếc MacBook mới chạy hết công suất, xung nhịp của CPU Core i9-8950HK chỉ dừng ở mức 2,2 GHz, trong khi xung nhịp gốc tới 2,9 GHz. Đây là hiện tượng bóp xung (throttle), CPU phải giảm tốc độ để đảm bảo mức nhiệt và công suất giới hạn mà nhà sản xuất đã đặt ra từ trước.

Trang tin 9to5Mac sau đó cũng đã thử lại hiệu năng của MacBook Pro 2018, bằng cách dùng Xcode và tắt 2 nhân trên CPU Core i9. Công cụ theo dõi cho thấy xung nhịp và nhiệt độ CPU ổn định hơn hẳn so với khi dùng cả 6 nhân, và thời gian xuất hình cũng nhanh hơn.

Rõ ràng MacBook Pro 2018 phiên bản mạnh nhất đang gặp vấn đề về mặt tản nhiệt. Việc tích hợp CPU quá mạnh, hiệu năng cao trong một thân hình nhỏ như MacBook Pro khiến cho không gian tản nhiệt bị giới hạn đi rất nhiều. Khi máy tản nhiệt không đủ nhanh, CPU bắt buộc phải giảm tốc độ, đơn giản là không có cách nào khác.

MacBook Pro 2018 giá 6.000 USD gây thất vọng vì hiệu năng kémVấn đề quá nhiệt không dễ khắc phục, Apple có thể phải sửa từ phần cứng chứ không chỉ phần mềm.

Tệ hơn, đây không phải vấn đề dễ giải quyết, trừ khi Apple nghĩ ra được một phương pháp tản nhiệt tuyệt vời. Việc đưa ra các bản nâng cấp phần mềm khó có thể khắc phục được giới hạn về không gian phần cứng trên MacBook mới.

Người dùng có thể đang chờ đợi một chiếc MacBook Pro 15 inch mạnh nhất từ trước tới nay, nhưng có lẽ họ sẽ thất vọng. Nếu thực sự muốn mua MacBook Pro mới, bạn nên cân nhắc phiên bản dùng CPU Intel Core i7.

Theo Nhật Minh (Tri Thức Trực Tuyến)

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Các công ty Mỹ đều phủ nhận nhưng chuyên gia lại cho rằng việc cài chip siêu nhỏ vào máy chủ để gián điệp chẳng khó gì với hacker Trung Quốc.

Báo cáo của Bloomberg đã gây xôn xao giới công nghệ khi nói rằng Trung Quốc đã chèn chip độc hại vào bảng mạch máy tính của các thiết bị dùng trong quân đội Mỹ, Amazon, Apple cùng 30 công ty khác. Tuy nhiên, cả Amazon, Apple và Supermicro - nhà sản xuất bo mạch chủ bị cài chip gián điệp - đều phủ nhận thông tin trong bài báo trên. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có khả năng cài lén chip siêu nhỏ để thực hiện việc gián điệp Mỹ?

Mọi thiết bị điện tử đều có bảng mạch

Câu chuyện liên quan đến gián điệp, sản xuất công nghệ cao và bảo mật thông tin là ba lĩnh vực luôn ẩn chứa nhiều bí mật nhất trên toàn cầu. Nhưng theo Anna-Katrina Shedletsky, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, việc cài chip gián điệp lên bo mạch chủ mà không ai phát hiện ra trong nhiều năm là điều hoàn toàn khả thi.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc "Những thiết bị công nghệ này rất phức tạp", bà nói với Business Insider. "Báo cáo của Bloomberg mở đầu bằng một ảnh GIF và tôi nghĩ rằng đó là sự minh họa tuyệt vời". Bài báo sử dụng ảnh động mô tả cấu trúc của một bảng mạch với rất nhiều thành phần khác nhau và chip gián điệp xuất hiện nhỏ như một dấu chấm trên đó.

"Hãy nhìn xem để biết chip ấy nhỏ bé đến thế nào. Những người kiểm tra không có cách nào phát hiện ra nó và ngay cả kỹ sư quen thuộc với thiết kế cũng khó lòng nhận ra sự bất thường này", Shedletsky nói. Người phụ nữ này đã có sáu năm làm kỹ sư thiết kế cho Apple, trước khi đồng sáng lập Instrumental, một công ty dùng machine learning để phát hiện khiếm khuyết trong quá trình sản xuất.

Bloomberg cáo buộc gián điệp đã thêm chip nhỏ như hạt gạo vào bảng mạch và hiện nay tất cả thiết bị điện tử đều có bảng mạch. "Dựa trên phương pháp mà các bộ phận này được thiết kế cũng như sản xuất, tôi nghĩ rằng không khó để thêm vào chúng những linh kiện không tồn tại trong thiết kế ban đầu", Shedletsky cho biết. "Chỉ cần thay đổi file thiết kế tham chiếu của bảng mạch và bấm nút lưu".

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

"Mỗi thành phần trên bảng mạch đều được mã hóa trên sơ đồ", Saket Vora, một kỹ sư phần cứng từng làm việc cho Apple cùng nhiều công ty khác, cho biết. "Hãy hình dung rằng sơ đồ mạch như bản thiết kế của một ngôi nhà. Đối với kỹ sư điện, việc khám phá một thành phần có trên bảng mạch mà không có trên sơ đồ giống như việc kiến trúc sư bước vào ngôi nhà đã xây dựng từ đầu và phát hiện nó có thêm cửa sổ".

Trong quá trình sản xuất bảng mạch sẽ có nhiều khâu kiểm tra trước khi đóng gói và vận chuyển, tuy nhiên, quá trình này không được xây dựng để phát hiện những bất thường được thêm vào. Chúng chỉ quan tâm đến các vấn đề phổ biến như các mối hàn có đạt chất lượng hay không. Và dĩ nhiên, nếu tài liệu thiết kế đã bị thay đổi, những bài kiểm tra này cũng không thể phát hiện được.

Một vấn đề phát sinh khác là sự giả mạo. Đôi khi các đơn vị lắp ráp có thể thay thế một chip trên bảng mạch bằng một chip khác có giá rẻ hơn và công ty đặt hàng gia công có thể không phát hiện ra. Một người bạn của tôi đã chế tạo ra một sản phẩm và pin của nó đã bốc cháy", cô kể. "Nguyên nhân gốc rễ là chip năng lượng dùng loại rẻ và không có trong thiết kế. Nó trông như chip ban đầu, các tính năng tương tự, nhưng mạch đơn giản hơn để giảm giá thành".

"Dù cho báo cáo có đúng hay không, nếu bạn là khách hàng của Supermicro trong bốn năm qua, bạn có thể phải suy nghĩ về vấn đề bảo mật", Shedletsky nói. "Liệu rằng tất cả bo mạch của công ty này đều có vấn đề?".

Tại sao Trung Quốc có thể làm được

Quá trình xây dựng bo mạch chủ rất phức tạp, trải qua công đoạn thiết kế, thử nghiệm sau đó mới tới bước gia công. Khi sản xuất, các hãng bảo mật bằng nhiều biện pháp, như sử dụng hai nhà cung cấp riêng cho việc làm mạch và hàn mạch, các đơn vị gia công bo mạch chỉ có được file bản in của bo mạch. Bước này có rất ít thông tin về thiết kế tổng thể của bo mạch nên việc gắn chip lên không thể thực hiện một cách dễ dàng.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Để thực hiện việc này, theo các chuyên gia của Security Box, một công ty bảo mật tại Việt Nam, có hai khả năng. Đầu tiên là các dây chuyền gia công tại Trung Quốc được tiếp cận với bản thiết kế bo mạch hoặc thiết kế của các bo mạch đã được chỉnh sửa trước khi gia công. Trường hợp khác, tin tặc Trung Quốc đã dịch ngược bản in bo mạch sau đó tiến hành chỉnh sửa và bổ sung thiết kế mới gắn với microchip. Việc này rất khó nhưng trên lý thuyết vẫn có thể thực hiện được trong phạm vi can thiệp và tác động trên bo mạch không quá lớn.

Từ 2013 đã có những báo cáo nói một số mẫu ấm đun nước, bàn là Trung Quốc bị phát hiện có vi mạch gián điệp. Nó có kết nối Wi-Fi, khả năng truy cập lên đến 200 mét và có thể phát tán mã độc, gửi dữ liệu đến máy chủ nước ngoài. Đây được coi là hình thức gián điệp với các công cụ cơ bản, trong khi dùng microchip phức tạp hơn, khó phát hiện và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

Một cơ sở khác để Trung Quốc có thể thực hiện cài cắm chip gián điệp là quốc gia này trở thành công xưởng của toàn thế giới. Hiện nay, các thiết bị điện tử có thể thiết kế ở Mỹ, châu Âu... nhưng rất nhiều trong số đó lại gia công tại Trung Quốc. Sự thâm nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng và sản xuất công nghệ trên toàn cầu tạo cơ hội để cài cắm chip gián điệp.

Đưa bảo mật lên một thách thức mới

Trong nhiều năm qua, nhiều chuyên gia an ninh đã cảnh báo về nguy cơ trong chuỗi cung ứng phần cứng, đặc biệt khi Trung Quốc đang có sự độc quyền về linh kiện và cả sản xuất. Tuy nhiên, chưa từng có một cuộc tấn công đáng chú ý và trên diện rộng nào như sự việc được phát hiện mới đây. Chia sẻ với Verge, một nguồn tin cho biết không có cách nào ngăn chặn được một cuộc tấn công phần cứng như thế này, trừ khi ngành công nghiệp công nghệ cao thay đổi cách thức sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Cài chip gián điệp vào Amazon, Apple chẳng khó gì với Trung Quốc

Katie Moussouris, người sáng lập và giám đốc điều hành của Luta Security, cũng cho biết kẻ tấn công có thể sử dụng loại cấy ghép phần cứng độc hại này để vượt qua tất cả các biện pháp bảo vệ bằng phần mềm. Điều này giống như kịch bản về ngày tận thế dành cho các phương pháp phòng vệ hiện tại. "Nếu đặt một thứ gì đó vào phần cứng, nó không chỉ khó phát hiện mà còn là thứ có thể bỏ qua ngay cả những biện pháp bảo mật phần mềm tinh vi ", Moussouris nói.

Jake Williams, người sáng lập công ty an ninh mạng Rendition Infosec, nói rằng cần có một cách tiếp cận hoàn toàn mới về vấn đề bảo mật. Trong đó bao gồm việc thay thế cách kiểm tra mã hóa bằng những biện pháp can thiệp vật lý ở cấp độ phần cứng. "Có một vấn đề cơ bản lớn hơn", Williams nói. "Đó là những thứ này rất khó phát hiện và chúng ta không có công cụ để làm điều đó".

Trong báo cáo của Bloomberg, chip gián điệp được đưa vào bo mạch chủ thông qua một khâu sản xuất, khi đối tác bị quá tải phải thuê thêm các bên thứ ba. Ngoài kẽ hở này, giới chuyên gia cũng thừa nhận rủi ro trong chuỗi cung ứng và các công ty đã thỏa hiệp giữa sự bảo mật với một giá thành sản xuất rẻ.

Theo VnExpress.net

Dữ liệu iCloud ở Trung Quốc do công ty nhà nước quản lý

Đối tác quản lý dữ liệu iCloud của Apple hiện tại đã đạt được thỏa thuận chuyển giao dữ liệu cho một công ty thuộc nhà nước Trung Quốc.

Dữ liệu iCloud ở Trung Quốc do công ty nhà nước quản lýNgười dùng Trung Quốc lo ngại dữ liệu iCloud của họ có thể bị chính phủ khai thác

Theo The Verge, 6 tháng trước đây, Apple đã gây tranh cãi bằng cách thông báo sẽ chuyển tài khoản iCloud của người dùng và các khóa mã hóa của họ từ máy chủ Mỹ sang Trung Quốc. Đối tác đầu tiên mà Apple sử dụng cho mục đích này là công ty Guizhou-Cloud Big Data (GCBD).

Và hiện tại, các dữ liệu iCloud của người dùng gồm email, tin nhắn văn bản và hình ảnh… đang được quản lý bởi công ty khai thác di động China Telecom thuộc sở hữu của chính phủ. China Telecom đã đạt được thỏa thuận chuyển giao dữ liệu với GCBD gần đây.

Động thái này dấy lên những mối lo ngại về quyền riêng tư khi các dữ liệu của người dùng bị quản lý bởi một tổ chức của chính phủ. Tuy nhiên, Apple đã nhiều lần khẳng định mức độ an toàn của các khóa bảo mật và cho thấy rằng hãng luôn chiến đấu để bảo vệ dữ liệu của người dùng dù có sự xung đột với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cơ quan khác.

Apple đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây để bán sản phẩm và các dịch vụ ở nước này. Động thái đặt máy chủ của Apple ở Trung Quốc đơn giản vì hãng không có sự lựa chọn, buộc phải thực hiện nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ iCloud cho khách hàng Trung Quốc.

Theo Hiếu Trung (Thanh Niên Online)

Galaxy Note 9 phiên bản `nhái` xuất hiện trước cả bản thật

Phiên bản nhái của Galaxy Note 9 đã xuất hiện trước khi sản phẩm được Samsung chính thức công bố khoảng nửa tháng. Hiện nay, bất cứ khi nào ...